Wednesday, November 27, 2024

Mô hình nên học hỏi cho các quốc gia: Đổi nợ lấy thoả thuận khí hậu

Cape Verde là một trong nhiều quốc gia đang phải đối diện với những tác động của sự nóng lên toàn cầu. Nhưng một cách tiếp cận mới có thể mang tới những tín hiệu tích cực.

Một con tàu du lịch màu trắng khổng lồ, quá khổ so với bến tàu nhỏ, cập cảng Praia, du khách Đức xuống tàu và lên những chiếc xe buýt đang chờ sẵn. Chiếc xe băng qua những cung đường khúc khỉu với những khối đá ngoạn mục di chuyển vào trong đó. Qua cửa xe, du khách có thể nhìn thấy khung cảnh cỏ vàng xa ngút tầm mắt. Tuy nhiên, khá hiếm màu xanh lá cây.

Cape Verde nằm cách bờ biển Senegal hơn 600 km (370 dặm). Tuy nhiên, về mặt địa lý, quốc đảo thuộc vùng Sahel này lại có khí hậu khô cằn quanh năm, mưa có vài tuần, nhưng theo thống kê có xu hướng ngày càng giảm và các cơn mưa thường to, dẫn đến tình trạng ngập lụt đường xa và nhà cửa.

Biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng tới các đảo theo nhiều cách khác nhau: hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có xu hướng diễn ra thường xuyên hơn, mực nước biển và độ axit đang gia tăng, các rạn san hô đang chết dần và nhiều loài cá di cư đến các khu vực khác.

Cuối tháng 1/2023, trong chuyến thăm quốc đảo này, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã cảnh báo Cape Verde đang “ở tuyến đầu của một cuộc khủng hoảng hiện hữu”.

Tuy nhiên, bản thân quốc đảo này cũng có những kế hoạch và sáng kiến lớn muốn theo đuổi như xây dựng các nhà máy khử mặn nước biển để tưới tiêu cho các cánh đồng, tua-bin gió và nhà máy năng lượng mặt trời, trang trại nuôi trồng thủy sản để cứu thủy sản và các rạn san hô nhân tạo. Danh sách sáng kiến còn dài nhưng thứ duy nhất còn thiếu là tiền mặt, không thể tài trợ cho tất cả các kế hoạch từ nguồn ngân sách hạn chế của Cape Verde.

Hiện tại, quốc đảo này đang tràn trề hy vọng. Đầu tháng 2 vừa qua, Cape Verde đã ký một thỏa thuận với Bồ Đào Nha, theo đó, khoảng nợ Lisbon trị giá 140 triệu euro sẽ dần được hủy bỏ – với điều kiện toàn bộ số tiền này được rót vào quỹ khí hậu tài trợ cho các kế hoạch của Bộ Môi trường quốc đảo này (Nội dung cụ thể những kế hoạch đó vẫn đang được đàm phán).

Cape Verde là một trong những quốc gia có sự ổn định hơn về kinh tế ở khu vực châu Phi, điều này làm tăng cơ hội thành công cho một thỏa thuận như vậy. Khoảng 12 triệu euro dự kiến sẽ được chuyển vào quỹ khí hậu vào năm 2025. “Đây là một bước đột phá thực sự,” người đúng đầu Bộ Môi trường Cape Verde Rodrigues nói. “Và hy vọng chỉ là khởi đầu cho các chủ nợ khác làm theo.”

Mô hình nên học hỏi cho các quốc gia: Đổi nợ lấy thoả thuận khí hậu

Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Simao Dos Santos – một nông dân tại quốc đảo Cape Verd đặt chiếc vòi nhựa mỏng dọc theo những luống đất khô cằn của mình. Nước sẽ chảy qua các lỗ nhỏ. Không có nước, ở đây sẽ không thể có sự phát triển. Những mầm xanh đang nhô lên khỏi mặt đất và chỉ vài tuần nữa, Dos Santos sẽ có thể thu hoạch bí.

Cánh đồng của Simao Dos Santos được tưới tiêu là nhờ vào một dự án của chính phủ. Một cái giếng đã được khoan, các tấm pin mặt trời cho máy bơm được lắp đặt và các ống mềm được đặt cho từng cánh đồng. Nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu. Mực nước ngầm trong khu vực tiếp tục giảm do thiếu mưa.

Quốc đảo này hiện muốn thử một giải pháp mới: Xây dựng một nhà máy khử muối cho nước biển gần đó để tưới tiêu cho các cánh đồng, từ đó sẽ thúc đẩy đáng kể sản xuất nông nghiệp trên đảo. Hiện tại, hơn 80% thực phẩm ở Cape Verde phải nhập khẩu. “Nhà máy khử muối sẽ cứu chúng tôi,” Santos tin tưởng. Chính phủ đã đảm bảo nguồn vốn từ Hungary cho dự án và thỏa thuận nợ với Bồ Đào Nha sẽ cho phép mở rộng.

Thủ đô và thành phố lớn nhất của Cape Verde Praia đã có một nhà máy tương tự, cung cấp nước máy cho cư dân của hòn đảo bị hạn hán Santiago. Nhà máy khử muối, hoạt động 24/24 giờ một ngày, đã được mở rộng hai lần – vào năm 2013 và năm 2022. Nhưng việc mở rộng vẫn không thể theo kịp tốc độ phát triển nhanh của Praia, chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu. Trong khi đó, nhu cầu cũng tăng lên vì nhiều giếng và đập trên đảo đã cạn kiệt từ lâu và nước biển là giải pháp thay thế duy nhất. Điện của nhà máy được tạo ra chủ yếu bởi một máy phát điện diesel cũ, một công nghệ đắt tiền và không thực sự thân thiện với môi trường. Chính phủ ở Cape Verde cũng muốn thay đổi điều đó trong tương lai và họ có thể sử dụng tiền từ thỏa thuận nợ với Bồ Đào Nha để làm điều đó.

Chúng vẫn chỉ là những kế hoạch, những ý tưởng lớn, nhưng ít nhất chúng cũng mang đến một tia hy vọng cho quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu này. Một số quốc gia khác như Kenya, Colombia, Pakistan và Argentina đang tìm kiếm các thỏa thuận tương tự với các chủ nợ của họ và mô hình này đã được triển khai ở một số quốc gia Trung Mỹ và Caribe. Nói cách khác, nó có thể trở thành một tiêu chuẩn – một ngọn hải đăng của hy vọng.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img