Thursday, November 28, 2024

Đâu rồi, những kỷ lục SEA Games?

Một tuần đã qua kể từ ngày thi đấu đầu tiên ở SEA Games tại Campuchia, có hai cảm giác chi phối không ít người theo dõi thể thao khu vực.

Đến thời điểm này có thể khẳng định, Campuchia đã tổ chức rất tốt SEA Games 32 trong lần đầu tiên đăng cai đại hội thể thao lớn nhất khu vực. Nước chủ nhà đã coi sự kiện này là một dịp để quảng bá hình ảnh của một Campuchia thân thiện và đổi mới. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, đại hội cũng để lại nhiều suy nghĩ khi thiếu vắng sự bùng nổ về số lượng những kỷ lục SEA Games. Nói chính xác, không phải SEA Games này không có kỷ lục, đơn cử như các nội dung bơi có tới 11 kỷ lục được lập, trong đó VN sở hữu 2 kỷ lục của nam kình ngư Phạm Thanh Bảo. Chính Bảo là người duy nhất trong đoàn thể thao chúng ta phá được kỷ lục SEA Games.

Đâu rồi, những kỷ lục SEA Games?

Phạm Thanh Bảo phá 2 kỷ lục tại SEA Games 32

HÀ PHƯƠNG

Xét về mặt thành tích, chúng ta vẫn đảm bảo được chỉ tiêu và đạt được hơn một nửa số lượng HCV đã đề ra theo kế hoạch. Có cả những ngày các VĐV VN liên tục gặt hái huy chương ở rất nhiều nội dung thi đấu, trong đó có cả những nội dung lần đầu tiên ra trận như cờ ốc hay võ kun botakor, vốn trước đó rất xa lạ với chúng ta. Có những tấm gương chói ngời màu vàng từ các chiến thắng như Nguyễn Thị Oanh, người đã trở thành nữ anh hùng của SEA Games với 4 HCV ở cả 4 nội dung mà VĐV người Bắc Giang này tham gia, trong đó có ngày đặc biệt 9.5 khi cô giành 2 HCV ở hai nội dung khác nhau mà cô chỉ có 16 phút để chuẩn bị giữa một nội dung.

‘Hoàng tử ếch’ Phạm Thanh Bảo ‘Em không chấp nhận cảnh về nhì nữa’

Chúng ta có thể đảm bảo chỉ tiêu huy chương, thậm chí nhất toàn đoàn, nhưng câu chuyện về việc lập những kỷ lục mới của đại hội, như một cách để chứng tỏ sự tiến bộ mạnh mẽ, trong một sân chơi có ý nghĩa quan trọng như cuộc tập dượt để hướng đến ASIAD 19 vào tháng 9 tới đây và Thế vận hội Paris vào mùa hè năm 2024, vẫn còn để ngỏ một cách nhức nhối và ám ảnh. Nhưng đó cũng là câu chuyện chung của cả SEA Games này, khi những kỷ lục mới ở các môn trọng điểm Olympic đều rất ít ỏi. Mới năm ngoái thôi, ở SEA Games 31 tại VN, hàng loạt kỷ lục của đại hội đã bị phá, như ở cự ly 200 m nam, nhảy sào nam, đẩy tạ nam, chạy 3.000 m vượt chướng ngại của nữ (chính Nguyễn Thị Oanh đã xô đổ kỷ lục cũ 10 phút 00 giây 02 bằng thành tích 9 phút 52 giây 44), hoặc một số nội dung cử tạ nữ.

Đâu rồi, những kỷ lục SEA Games?

Khi một kỳ SEA Games thiếu vắng nhiều kỷ lục sẽ đặt ra những câu hỏi về chất lượng thực sự của nó cũng như việc nhận định thể thao khu vực sẽ đi về đâu sau đây. Lại nhớ Nguyễn Thị Ánh Viên vẫn là VĐV VN phá nhiều kỷ lục nhất ở một kỳ SEA Games, với 7 lần năm 2015. Bây giờ, cô không còn có mặt trên đường đua xanh nữa, khoảng trống mà Ánh Viên để lại quá lớn chưa một ai khỏa lấp nổi. Vì thế, vui vì rồi đây rất có thể chúng ta sẽ lại đứng đầu toàn đoàn, nhưng vẫn thấy chưa hài lòng vì cái đích cao hơn nữa, là phá vỡ những kỷ lục cũ, một chỉ dấu cho sự tiến bộ thực sự, thì vẫn khá nhạt nhòa. 

Toàn cảnh SEA Games 32 ngày 12.5: Nguyễn Thị Oanh lại lập kỳ tích | ĐT nữ Việt Nam vào chung kết

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img