Saturday, April 27, 2024

Học sinh nêu quan điểm nên chấm điểm hay chỉ nhận xét với môn toán

Tại vòng chung kết cuộc thi tiếng Anh “Triết học cho trẻ em”, nhóm học sinh lớp 7 – lớp 9 nêu quan điểm của mình trước tình huống giả định khi chính giáo viên cũng tranh luận nên đánh giá học sinh bằng điểm số hay bằng nhận xét “đạt – không đạt” trong môn toán.

Mới đây, tại nhà hát Trường phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội), vòng chung kết cuộc thi tiếng Anh “Triết học cho trẻ em – Junior Philosophy Olympiad (JPO)” 2023, chủ đề “Plato & NextGen” (triết gia Plato và thế hệ kế tiếp) diễn ra với sự tham dự của đông đảo thí sinh và khán giả.

Kết quả, hai đội The Guardian Owls của bảng Griffin (dành cho học sinh lớp 4 – lớp 6) và Apex Predator (dành cho học sinh lớp 7 – lớp 9) giành giải nhất cuộc thi.

Đội Apex Predator gồm 3 thí sinh: Phạm Trần Khánh Linh và Lê Hồng Hà Anh (đều học lớp 9 Trường phổ thông liên cấp Olympia), thí sinh Dương Hoàng Quỳnh Anh (Trường Vinschools Times City), gây chú ý khi nêu quan điểm về cách đánh giá học sinh nên theo hướng cho điểm hay chỉ đánh giá bằng nhận xét đạt hay không đạt đối với môn toán.

Cụ thể, câu hỏi dành cho các bạn đặt ra tình huống chính giáo viên tranh luận về cách đánh giá học sinh bằng điểm số hay bằng nhận xét “đạt – không đạt” trong môn toán.

Học sinh nêu quan điểm nên chấm điểm hay chỉ nhận xét với môn toán

Đội Apex Predator nêu quan điểm về cách đánh giá học sinh nên theo hướng cho điểm hay chỉ đánh giá bằng nhận xét đạt hay không đạt đối với môn toán

Trong đó, nhóm giáo viên ủng hộ việc đánh giá bằng nhận xét thì cho rằng, cách đánh giá này giúp học sinh tập trung hơn vào mục đích của việc học, chứ không chỉ chạy theo các điểm số.

Nhóm giáo viên phản đối việc đánh giá “đạt – không đạt” cho rằng, môn toán là một môn quan trọng trong các kỳ thi. Việc đánh giá bằng nhận xét thay vì điểm số không giúp học sinh đánh giá được chính xác thực lực của mình để có thể nỗ lực hơn trong việc cải thiện kết quả học tập nhằm chinh phục được các kỳ thi.

Từ tình huống này, câu hỏi thảo luận đặt ra với học sinh là: “Giáo viên có nên ưu tiên phát triển động lực bên trong của học sinh không, dù điều đó có nghĩa là có thể đánh đổi hệ thống đánh giá truyền thống và có khả năng tạo ra sự chênh lệch giữa các học sinh?”.

Đội Apex Predator nêu quan điểm ủng hộ cách chấm điểm theo thang truyền thống vì cho rằng nó có lợi cho học sinh trong việc xác định được vị trí, khả năng của mình là ở đâu.

Trong khi đó, việc đánh giá bằng những lời nhận xét “đạt – không đạt” thì quá chung chung, mang nặng tính chủ quan, chấm điểm sẽ khách quan và chính xác hơn.

Nhóm học sinh từ lớp 7 – lớp 9 cũng cho rằng, điểm số tạo động lực cao hơn trong học tập với học sinh, giúp họ biết rõ vị trí, mức độ cải thiện của mình như thế nào.

Theo các em, điểm số còn giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc đánh giá và quan tâm học sinh của mình. Cách chấm điểm này cũng giúp học sinh cảm thấy hạnh phúc, vì học sinh có sự tiến bộ từ việc nhìn lại điểm số để cố gắng, bớt hoang mang về trình độ của mình khi việc đánh giá đã được lượng hóa khá rõ ràng…

Đội thứ hai giành giải nhất cuộc thi là đội The Guardian Owls gồm 3 thí sinh: Đỗ Minh Châu (Trường tiểu học Nguyễn Thượng Hiền, TP.Hải Phòng), Nguyễn Nhật Dương (Trường tiểu học Đằng Hải, TP.Hải Phòng) và Nguyễn Hà Linh (Trường Vinschool Imperia, TP.Hải Phòng). Đội này nêu quan điểm về trách nhiệm của trường học trong việc giảng dạy và khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh cho học sinh…

Học sinh nêu quan điểm nên chấm điểm hay chỉ nhận xét với môn toán

Ban tổ chức trao phần thưởng cho các đội đoạt giải

Triết học không cao siêu với trẻ em

Ông Nguyễn Chí Hiếu, tiến sĩ kinh tế (ĐH Stanford), Giám đốc học thuật Trường phổ thông liên cấp Olympia, Trưởng ban Giám khảo, chia sẻ: “Khi nghe cụm từ triết học, mọi người thường mặc định đó là những gì cao siêu, sâu sắc mà trẻ con sẽ không thẩm thấu được. Tuy nhiên, triết học là những cách nhìn về thế giới mà đụng tới những vấn đề về mặt bản chất. Ví dụ: Thế nào là đẹp? Thế nào là kiến thức? Vì sao chúng ta lại phải học?

Ở những độ tuổi và trải nghiệm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, mọi người sẽ có cách nhìn sâu sắc hơn. Tuy nhiên, không có nghĩa là từ bé chúng ta không nên gieo cho các bạn những suy nghĩ đó.

Cuộc thi tiếng Anh JPO dành cho học sinh lớp 4 – lớp 9 đang theo học tại các trường phổ thông Việt Nam và quốc tế. 

Sân chơi này được Trường phổ thông liên cấp Olympia phối hợp cùng National Geographic Learning Việt Nam, Nhà xuất bản ĐH Oxford và Hội đồng Anh tại Việt Nam tổ chức. 

Theo dự kiến, ở mỗi mùa JPO, các học sinh sẽ khám phá học thuyết, quan điểm của một triết gia nổi tiếng trong lịch sử nhân loại.

Cuộc thi sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ tiếng Anh để nói, viết, tranh biện về triết học nhằm thúc đẩy các bạn trẻ trau dồi tư duy triết học, nuôi dưỡng năng lực nghiên cứu…

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Ninh an như mộng
Chuyện gì khó có má lo
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img