Dịch chuyển sang thị trường cấp 2

Trong báo cáo cập nhập ngành khu công nghiệp mới đây, Công ty Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho biết, trong 5 tháng đầu năm, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước, vốn thực hiện giảm nhẹ 0,8%, xuống còn 7,65 tỷ USD.

Thị trường khu công nghiệp: Thiếu động lực tăng trưởng mạnh

Khu công nghiệp Việt Nam vẫn hấp dẫn nhưng đang xuất hiện một số thách thức.

Theo VFS, mức sụt giảm một phần do mức nền cao của cùng kỳ năm 2022 cũng như những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và Fed tăng mạnh lãi suất khiến cho việc đầu tư của các tập đoàn lớn trở nên thận trọng hơn.

Dù vậy, giá trị đăng ký cấp mới và góp vốn, mua cổ phần vẫn đạt tốc độ tăng trưởng lần lượt 27,8% so với cùng kỳ và 67,2% so với cùng kỳ cho thấy dòng vốn FDI vẫn có sự tin tưởng về môi trường đầu tư của Việt Nam. Trong đó, 61,2% nguồn vốn FDI tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo, tưng ứng với việc nhu cầu thuê bất động sản khu công nghiệp được duy trì ổn định.

VFS cho rằng, trong bối cảnh các khu công nghiệp tại thị trường cấp 1 có tỷ lệ lấp đầy cao và gặp khó khăn trong việc bổ sung nguồn cung mới, nhu cầu khu công nghiệp đang dần dịch chuyển sang thị trường cấp 2 với nhiều sức hấp dẫn như:

Chính phủ đang đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt hệ thống cao tốc trong giai đoạn 2021 – 2025 giúp cải thiện khả năng kết nối từ các tỉnh cấp 2 đến các thành phố lớn. Một số dự án hạ tầng đáng chú ý tại miền Nam gồm cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Bến Lức – Long Thành (dự kiến hoàn thành 2025), cao tốc TP.HCM – Mộc Bài (dự kiến hoàn thành 2027). Còn tại miền Bắc là dự án vành đai 4, cao tốc Bắc Nam sẽ hỗ sợ thêm cho sự tăng trưởng của các thị trường cấp 2.

Thị trường khu công nghiệp: Thiếu động lực tăng trưởng mạnh

Bên cạnh đó, chi phí nhân công tại thị trường cấp 2 cũng cạnh tranh cao hơn so với thị trường cấp 1. Sự hạn chế các nhà máy quy mô lớn cũng giúp giảm bớt sự canh tranh về lao động. Quỹ đất tại thị trường cấp 2 cũng có sẵn giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn

Thách thức sẽ lớn hơn từ năm 2024?

VFS đánh giá, khu công nghiệp Việt Nam vẫn hấp dẫn nhưng đang xuất hiện một số thách thức. Theo VFS, sức hấp dẫn của khu công nghiệp Việt Nam so với khu vực nhờ: VND ít mất giá hơn so với các nước đối thủ như Malaysia, Indonesia, Ấn Độ trong 1 năm qua; Giá thuê đất của Việt Nam thấp hơn 25 – 40% các nước khu vực; các chính sách ưu đãi về thuế và hỗ trợ khác; Việt Nam có vị trí gần kề với chuỗi cung ứng Châu Á,

Cùng với đó, nhu cầu ổn định trong năm 2023 và giá thuê dự báo tăng nhẹ. Việt Nam vẫn sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng dịch chuyển khỏi Trung Quốc, đặc biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất lớn như LG có kế hoạch đầu tư 4 tỷ USD, hay Sam Sung sẽ nâng vốn đầu tư vào Việt Nam lên 20 tỷ USD. Dù vậy dòng vốn FDI có dấu hiệu suy giảm do những lo ngại về suy thoái kinh tế và Fed tăng mạnh lãi suất khiến giá thuê dự báo chỉ tăng nhẹ trong năm 2023.

Thị trường khu công nghiệp: Thiếu động lực tăng trưởng mạnh

Thuế tối thiểu toàn cầu có hiệu lực từ năm 2024 tác động trực tiếp tới khả năng thu hút FDI của Việt Nam. Đây là loại thuế tối do tổ chức hợp chức và Phát triển kinh tế khởi xướng và hiện có 142 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam. Theo đó, các tập đoàn, công ty lớn có doanh thu từ 750 triệu Euro trở lên đều phải đóng thuế 15%.

Hiện thuế thực tế của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là 12,3%, trong đó, các tập đoàn lớn chỉ phải chịu thuế 2,75% – 5,95%. Do đó, thuế tối thiểu toàn cầu sẽ tác động trực tiếp tới khả năng thu hút vốn FDI của Việt Nam, đòi hòi Chính phủ phải sớm đưa ra các ưu đãi khác nhằm đảm bảo tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước.

Ngoài ra, tiến độ giải phóng mặt bằng chậm làm hạn chế nguồn cung do: Giá đất đền bù tại các trung tâm khu công nghiệp giai đoạn 2020 – 2024 cho hầu hết các tỉnh, thành phố đều tăng 15 – 84%; và khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng do chênh lệch giá bồi thường quá lớn và người dân không hợp tác.