Không chỉ hành khách được ngủ, các tiếp viên hàng không trên các chuyến bay đường dài, nhất là chuyến xuyên đêm, cũng có thời gian ngủ nghỉ trong những căn phòng nhỏ bí mật trên máy bay.
Trên đường từ New Zealand trở về Mỹ, phóng viên của báo Insider đã được phép vào bên trong khu vực ngủ bí mật của phi hành đoàn trên Boeing 777-300ER của Air New Zealand. Trên các chuyến bay đường dài của Air New Zealand, công việc của một tiếp viên hàng không chỉ dừng lại khi máy bay cất cánh, phục vụ bữa tối xong và hành khách đã nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ của họ chỉ vỏn vẹn vài giờ. Cô kể:
Tôi luôn tò mò không biết các tiếp viên ngủ ở đâu. Vì vậy, trên chuyến bay kéo dài 12 giờ từ New Zealand đến Los Angeles, Mỹ, tôi đã lên máy bay sớm để xem khu vực phi hành đoàn ngủ – thường là nơi cấm hành khách tiếp cận
Sarita, tiếp viên trưởng, gặp tôi ở lối vào máy bay. Cùng nhau, chúng tôi di chuyển đến khu vực nghỉ ngơi của phi hành đoàn. Chúng tôi đi ngang qua hạng thương gia, hạng phổ thông cao cấp và hàng ghế cuối cùng của hạng phổ thông để vào phòng bếp phía sau máy bay
Tại nơi này, Sarita đến gần một cánh cửa ngụy trang trên tường. Sau khi nhấn một loạt các nút, chốt bật mở để lộ một cầu thang dốc
Bậc thang dẫn đến phòng ngủ tập thể dành cho các tiếp viên hàng không
Khi bước vào khu vực này, tôi rất ngạc nhiên bởi kích thước nhỏ bé của mỗi chiếc giường. Mặc dù căn phòng đủ rộng để chứa tám chiếc giường, nhưng cảm giác chật chội vì trần máy bay thấp và hành lang hẹp, thiếu sáng
Với 8 giường nhưng Sarita cho biết, phòng thường có 6 người ở cùng một lúc. Đó là bởi chuyến bay đường dài điển hình có 12 tiếp viên nghỉ theo ca sau khi phục vụ bữa ăn xong
Khi đến lượt nghỉ ngơi, tiếp viên hàng không sẽ mở khóa cửa, leo lên cầu thang và chọn một trong tám “ngóc ngách” để nghỉ trong hai tiếng rưỡi. Sarita cũng cho biết, căn phòng không được sử dụng trong quá trình cất cánh và hạ cánh
Là tiếp viên trưởng, Sarita cho hay, cô ưu tiên nghỉ trên một chiếc giường có điện thoại để liên lạc với các phi công và phi hành đoàn
Mỗi góc ngủ đều có rèm dày được thiết kế để giảm âm, cản sáng và tạo cảm giác riêng tư. Mỗi giường đều có dây an toàn đề phòng khả năng máy bay bị nhiễu loạn, với chăn và gối được buộc bên dưới
Sarita cho phép tôi chui vào góc ngủ của cô ấy, cảm giác ấm cúng lạ thường. Dĩ nhiên không giống chiếc giường của tôi ở nhà, nhưng tấm nệm dày đủ thoải mái cho một giấc ngủ ngắn
Ở cuối cabin có một tủ quần áo, dùng để đựng đồng phục
Bên cạnh đèn và gương, căn phòng dường như trống rỗng. Không có cửa sổ và không có bất kỳ chiếc TV nào để giải trí. Sarita cho hay đó là vì trọng tâm chính của tiếp viên hàng không trong phòng nghỉ ngơi. Các tiếp viên hàng không cho biết họ khó ngủ trên máy bay, vì vậy chỉ tận dụng giờ nghỉ để nghỉ ngơi.
Nguồn: thanhnien.vn