Friday, November 29, 2024

‘’Cú lừa’’ của những hãng thời trang nhanh

PNO – Quần áo cũ của nhiều hãng thời trang nhanh khác áp dụng chiêu thức đổi cũ lấy mới đa phần bị bán lại sang các nước nghèo, để rồi phần lớn trong số đó bị vứt bỏ.

 

Theo điều tra của The Fast Company, số lượng quần áo cũ của H&M cũng như nhiều hãng thời trang nhanh khác áp dụng chiêu thức đổi cũ lấy mới đa phần bị bán lại sang các nước nghèo, để rồi phần lớn trong số đó bị vứt bỏ ra môi trường.

‘’Cú lừa’’ của những hãng thời trang nhanh
Mỗi năm, ngành công nghiệp thời trang nhan thải ra không khí khoảng 1,2 tỷ tấn carbon gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính

Gần đây, hãng thời trang nhanh H&M trở thành tâm điểm chú ý khi vướng vào vụ kiện tụng về hành vi lừa dối người tiêu dùng. Cụ thể, H&M Thụy Điển đã quảng cáo sai sự thật về chiến dịch bảo vệ môi trường của mình khiến khách hàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm được gắn mác “thân thiện môi trường” nhưng trên thực tế lại không phải như vậy.

Theo điều tra của The Fast Company, số lượng quần áo cũ của H&M cũng như nhiều hãng thời trang nhanh khác áp dụng chiêu thức đổi cũ lấy mới đa phần bị bán lại sang các nước nghèo, để rồi phần lớn trong số đó bị vứt bỏ.

Các hãng thời trang nhanh đều sử dụng sợi polyester để sản xuất trang phục. Chất liệu này hầu như chẳng thể tái chế và chỉ 1% những bộ quần áo cũ biến thành giẻ lau tồn tại trong thời gian ngắn trước khi bị vứt ra bãi rác. Khoảng 99% còn lại nếu không bị bán thành đồ cũ thì sẽ bị cho vào lò đốt.

Mỗi năm, ngành công nghiệp thời trang nhanh thải ra không khí khoảng 1,2 tỉ tấn carbon gây ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính. Có gần 100 tỉ bộ quần áo được sản xuất hằng năm. Những bộ quần áo làm từ sợi polyester phải mất tới hơn 200 năm để phân hủy.

Các khu vực của châu Phi đang chết chìm trong hàng triệu sản phẩm quần áo đã qua sử dụng mà ngành công nghiệp thời trang nhanh xuất xưởng mỗi năm. Theo đó, Ghana đã nhập khẩu khoảng 15 triệu mặt hàng quần áo cũ mỗi tuần. Chúng được bán cho các nhà cung cấp ở những nơi như chợ Kantamanto ở Accra (thủ đô của Ghana). 

Trong số hàng trăm tấn quần áo cũ từ phương Tây chuyển tới khu chợ này, có tới 40% bị bỏ đi và được đưa đến các bãi chôn lấp hoặc bị đổ tràn lan trên bờ sông Odaw. Khi trời mưa, hàng tấn quần áo cũ sẽ theo dòng chảy trôi ra biển, đe dọa sự sống của sinh vật và môi trường biển. Bão nhiệt đới cuốn quần áo vào mạng lưới cống rãnh gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước, dẫn đến ngập lụt. 

Giám đốc Liz Ricketts của tổ chức OR Foundation cho biết các công ty thời trang nhanh cần có giải pháp ngừng sản xuất quá đà và kìm hãm đà tăng trưởng, bởi khi họ sản xuất quá nhanh, quá nhiều để rồi người tiêu dùng chỉ mặc vài lần rồi vứt đi, lượng rác thải quần áo tràn ngập ảnh hưởng nặng nề tới môi trường.

Bên cạnh đó, thay vì mua những món đồ theo trào lưu, người tiêu dùng nên mua những thứ thực sự cần thiết, có thể sử dụng lâu dài. Đây là cách đơn giản nhất để góp phần cứu môi trường. 


Đào Thu Vân

Ảnh: Internet

 

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img