Saturday, January 18, 2025

Hội nghị AMM 56 và những kết quả nổi bật

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 và các hội nghị liên quan diễn ra trong bối cảnh, mục tiêu “ASEAN – tâm điểm của tăng trưởng” được nước Chủ tịch ASEAN năm nay là Indonesia đưa ra đã đi qua hơn một nửa chặng đường của năm 2023.

So với bức tranh chung của kinh tế toàn cầu, ASEAN vẫn duy trì được động lực tăng trưởng với tín hiệu tích cực trong tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và phục hồi trong ngành dịch vụ, song khu vực cũng đứng trước nhiều thách thức do biến động từ xung đột Nga – Ukraine, nhiều nền kinh tế lớn gặp khó khăn hay cạnh tranh nước lớn. Những gì được thảo luận tại các hội nghị ASEAN, được kỳ vọng có thể tìm ra hướng đi trong giải quyết các thách thức.

Kết quả nổi bật nhất của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56

Sau 4 ngày họp sôi nổi với những phiên thảo luận kéo dài, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 và các hội nghị liên quan bế mạc với gần 40 văn kiện được thông qua, trong đó đáng chú ý là Thông cáo chung AMM56 phản ánh toàn diện các nội dung và kết quả thảo luận.

Với chủ đề của năm chủ tịch ASEAN 2023 là ASEAN tầm vóc- tâm điểm của tăng trưởng, các kết quả hội nghị đều xoay quanh chủ đề làm sao để biến mục tiêu này trở thành hiện thực, với nội dung lấy phục hồi và phát triển kinh tế làm trọng tâm. Có nhiều kết quả hướng đến tầm nhìn dài hạn của ASEAN nhưng tôi nghĩ có nhiều kế hoạch sát sườn với người dân ASEAN như tăng cường khả năng phục hồi của khu vực trong lĩnh vực an ninh lương thực,năng lượng, ổn định tài chính và cấu trúc y tế.

Ví dụ Dự thảo tuyên bố về tăng cường an ninh lương thực và dinh dưỡng để ứng phó với khủng hoảng, dự kiến được thông qua vào tháng 9 tới, nhấn mạnh sự hợp tác giữa tất cả các bên liên quan trong ASEAN để đảm bảo có sẵn lương thực trong các cuộc khủng hoảng và an ninh chuỗi cung ứng khi đối mặt với sự gián đoạn.

Bên cạnh đó, Indonesia cũng đề xuất hợp tác an ninh lương thực với các nước đối tác như Ấn Độ, Canada, Nga, Australia và Thổ Nhĩ Kỳ. ASEAN cũng thúc đẩy phát triển hệ sinh thái xe điện trong khu vực hay  sự hỗ trợ từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3) trong việc sử dụng đồng nội tệ để tạo thuận lợi cho các giao dịch trong khu vực… Tất cả những điều này đều hướng đến mục tiêu đưa ASEAN trở thành tâm điểm của tăng trưởng.

Nhưng cũng phải nhấn mạnh rằng để có tăng trưởng kinh tế thì phải đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. Do đó hàng loạt các vấn đề được  các nước ASEAN thúc đẩy như hối thúc các nước sở hữu vũ khí hạt nhân ký Nghị định thư Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân,  thông qua Tài liệu hướng dẫn thúc đẩy sớm hoàn tất COC, thiết lập Tầm nhìn Hàng hải ASEAN… nhằm đảm bảo một khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Những cam kết và sáng kiến đáng chú ý

Có thể nói trong các cuộc họp ASEAN, các Bộ trưởng tập trung đặc biệt khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong tất cả các tiến trình khu vực, kể cả trong tăng trưởng, phát triển kinh tế hay thay đổi cách thức triển khai các quyết định của ASEAN cũng như  phương thức tiếp cận các vấn đề của khu vực và quốc tế. Cách tiếp cận thực tế vẫn là lấy hợp tác và đối thoại làm công cụ chủ yếu trong ASEAN cũng như trong mối quan hệ của ASEAN với các đối tác. Khi trao đổi với ASEAN, tất cả các đối tác của ASEAN đều khẳng định tôn trọng ASEAN, tôn trọng vai trò của trung tâm của ASEAN.

Điểm thứ nhất là bộ trưởng ngoại giao các nước đối tác đều nhấn mạnh cam kết  đối với phát triển khu vực, đồng thời cam kết hỗ trợ ASEAN  xây dựng cộng đồng thông qua rất nhiều cam kết cụ thể  ví dụ như Hàn Quốc cam kết tăng gấp đôi đóng góp Quỹ Hợp tác ASEAN-Hàn Quốc từ 16 triệu lên 32 triệu đô-la Mỹ, đồng thời dành hơn 200 triệu đô-la Mỹ cho các dự án hợp tác chung.

Điểm thứ hai, ASEAN nhận thức rằng có những khác biệt và cách tiếp cận khác nhau về một số vấn đề. Tuy nhiên, khác biệt và bất đồng đều có thể giải quyết thông qua đối thoại, có thể giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế.

Trong các vấn đề quốc tế và khu vực được đề cập  tại hội nghị, các  nước đều đưa ra  quan điểm và  lập trường của mình liên quan đến các tất cả các vấn đề về hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển. ASEAN vẫn đóng một cái vai trò rất là quan trọng, điều hòa lập trường này, hướng tới một cái mục tiêu chung là dù có khác biệt thì ASEAN vẫn là  lực lượng trung tâm,  lực lượng cầm lái trong tất cả các nỗ lực vì hòa bình và bền vững..

Trong khuôn khổ AMM56, Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN chứng kiến Saudi Arabia ký kết văn kiện tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). Dự kiến Lễ ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á với Panama, Tây Ban Nha và Mehico diễn ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 vào tháng 9 tới. Giữa những biến động địa chính trị toàn cầu, với 5 thập kỷ hòa bình và ổn định trong khu vực, có thể nói ASEAN đang tiếp tục là một tổ chức quan trọng, thu hút sự quan tâm của các đối tác muốn nâng cấp mối quan hệ, trở thành đối tác đối thoại và tham gia vào cơ chế do ASEAN dẫn dắt…  

 Những chủ đề nóng

Có thể nói tình hình quốc tế và khu vực luôn có sự biến động và với vị trí chiến lược,ASEAN luôn phải đối mặt với thách thức. Chính vì vậy Diễn đàn cũng là nơi để các nước đến để trình bày các quan điểm và nỗ lực tìm ra tiếng nói chung. Bởi vậy, cho nên tất cả những điểm nóng trong đó có vấn đề biển Đông, Myanmar, tình hình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên hay Ukraine đều được đề cập. Tất nhiên là còn những bất đồng, nghi kỵ, thậm chí chí chỉ trích nhau về nhiều vấn đề, nhưng điều chúng ta có thể thấy ở đây là các nước đều hướng về tương lai và nhấn mạnh ưu tiên văn hóa đối thoại và hợp tác để quyết tâm cùng nhau đạt tới sự hài hòa nhất định, hoặc ít nhất là tìm điểm chung, cố gắng giảm bớt bất đồng.

Ngoài ra, các nước vẫn ủng hộ giải quyết bất đồng thông qua xây dựng lòng tin và đối thoại. Chúng ta có thể thấy vấn đề Biển Đông là một ví dụ, là một trong những chủ đề thường xuyên được đề cập tới trong ASEAN. Đến nay đã trở thành một cái chủ đề chung của tất cả các nước tham gia các diễn đàn của ASEAN.

Tuy nhiên, các nước cũng đều ghi nhận tiến bộ đạt được trong nỗ lực trao đổi trong khuôn khổ khu vực về vấn đề Biển Đông, bao gồm tiến triển trong việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Các nước đều cho rằng đây là những bước tiến, dấu hiệu tốt để  cùng nhau tiến hành các biện pháp xây dựng lòng tin và thậm chí là ngoại giao phòng ngừa./.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img