Friday, September 13, 2024

Hiệu quả từ chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”

Theo đại diện của Cục An toàn thông tin, chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” đã đem lại nhiều kết quả tích cực.

Hiệu quả từ chiến dịch

 

Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 8 của Bộ Thông tin và Truyền thông, bà Đỗ Hải Anh – Phó Trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông – đã chia sẻ về những kết quả đạt được của chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”.

Chiến dịch được Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức phát động từ ngày 23/6 đến ngày 23/7/2023 dưới sự chủ trì Cục An toàn thông tin phối hợp cùng thành viên Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng.

Chiến dịch được triển khai trên diện rộng, nâng cao nhận thức cho người dân thông qua các clip tình huống lừa đảo trực tuyến phổ biến, các tip hướng dẫn nhận diện 24 hình thức lừa đảo, đồng thời cung cấp bộ cẩm nang kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng.

Hiệu quả từ chiến dịch

Bà Đỗ Hải Anh – Phó Trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông – phát biểu tại buổi họp báo

Theo bà Đỗ Hải Anh, chiến dịch đã nhận được sự hưởng ứng, đồng hành và phối hợp tích cực của đông đảo các cơ quan đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp trên khắp cả nước.

Sự chung tay của các cơ quan báo chí, truyền thông, các nền tảng mạng xã hội, những người có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (KOL) đã giúp phủ sóng thông tin rộng rãi trên không gian mạng. Nhờ vậy, sau 1 tháng triển khai chiến dịch, đã có hơn 980 triệu lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau (TikTok, YouTube, Facebook…); Cốc Cốc đã tuyên truyền tới 29 triệu người dùng trình duyệt trên điện thoại và máy tính các nội dung, hình ảnh về phòng chống lừa đảo trực tuyến; hơn 40 đầu báo chia sẻ thông tin về chiến dịch với hơn 1.500 bài viết tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về cách nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến. Nhiều cơ quan báo chí đã xây dựng các tuyến bài hoặc chuỗi phóng sự tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, nổi bật như Đài Truyền hình Việt Nam, Vietnamnet, VOV, VnExpress, ANTV…

Cũng theo bà Đỗ Hải Anh, đã có 100% cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành, địa phương triển khai tuyên truyền theo đúng kế hoạch. Trong đó, Bộ Công an đã tổ chức 1.936 buổi tuyên truyền trực tuyến trên cả nước với 169.218 người tham dự; in ấn 16.824 poster, pano và 133.410 tờ rơi; phát 33.314 lượt tin bài và xây dựng 750 tin bài, đăng 27.565 tin trên 18 trang, 17.999 trang Facebook, zalo, 15.340 tờ rơi, 1.408 bài viết trên mạng XH, 545.000 tin nhắn…

Bên cạnh đó, 100% cán bộ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị đã được tuyên truyền bằng hình thức gửi tài liệu, cẩm nang; 100% địa phương đã triển khai tuyên truyền qua báo, đài hoặc phát thanh tới toàn bộ các huyện, xã…

Phó Trưởng phòng Quy hoạch và Phát triển, Cục An toàn thông tin nhấn mạnh, việc phòng chống lừa đảo trực tuyến là vấn đề lâu dài và trường kỳ. Chính vì vậy, để ngăn chặn và xử lý vấn đề này, bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, trong thời gian tới, Cục An toàn thông tin sẽ tiếp tục triển khai tuyên truyền các nội dung mới, phối hợp thực hiện các hoạt động, hình thức khác nhằm nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam về an toàn thông tin nói chung và lừa đảo trực tuyến nói riêng.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Tình thương của mẹ hổ
Truy Tìm Bằng Chứng 2
Tình yêu đến cùng gió biển
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi