Tuesday, October 1, 2024

Họa sĩ Bùi Văn Tuất: ‘Nhìn lại’ để chuyển sang giai đoạn sáng tác mới

Họa sĩ Bùi Văn Tuất mang đến bất ngờ cho người xem qua tranh vẽ những gương mặt trẻ thơ vùng núi phía Bắc tại triển lãm Nhìn lại,vừa ra mắt ở TP.Đà Lạt (Lâm Đồng).

 

Từ triển lãm Tuổi thơ như thế vào năm 2018 tại Hà Nội đến Nhìn lại hôm nay, có thể xem đó là sự tiếp nối khá bài bản của họa sĩ Bùi Văn Tuất trong hành trình nghệ thuật của mình.

Trong triển lãm Nhìn lại giữa không gian mỹ thuật của Đà Lạt (phòng tranh Ana Mandara Villas Dalat), họa sĩ Bùi Văn Tuất trưng bày hơn 30 bức sơn dầu với đa dạng kích thước: bức lớn nhất là 170×400 cm, bức nhỏ nhất là 35×30 cm, còn lại các bức trung bình có kích cỡ 55×73 cm, 40×50 cm. 

Họa sĩ Bùi Văn Tuất:

 

Họa sĩ Bùi Văn Tuất:

 

Họa sĩ Bùi Văn Tuất:

 

Họa sĩ Bùi Văn Tuất:

Các tác phẩm tại triển lãm cho thấy sự chuẩn bị khá bài bản của anh cho cuộc dạo chơi nơi phố núi lần này

Bùi Văn Tuất sinh năm 1982. Anh tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật Việt Nam năm 2007. Đến với hội họa, anh từng tham gia các triển lãm nhóm Tứ Lập 1, 2, 3 tại Hà Nội, TP.HCM và một triển lãm cá nhân tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam năm 2018. Anh hiện sống và sáng tác tại Hà Nội như một họa sĩ độc lập.

Xem các tác phẩm tại triển lãm Nhìn lại, cảm nhận như cả thiên nhiên hiện lên cùng những vẻ đẹp hồn nhiên của tuổi thơ trong trẻo. Họa sĩ cho biết, tất cả tác phẩm trong triển lãm này đều vẽ cảnh sắc và con người của Hà Giang, vùng đất đã để lại trong anh những ấn tượng sâu đậm nhất trong cuộc đời nghệ sĩ của mình. 

Phần lớn tác phẩm được anh sáng tác trong năm 2023, chưa từng công bố. Triển lãm cũng có một số tác phẩm cũ được anh bổ sung vì hợp với chủ đề. 

Họa sĩ Bùi Văn Tuất:

Tác phẩm Khoảng sân nhỏ trước nhà với gần 4 năm nghiền ngẫm, từ khi Bùi Văn Tuấn đặt cọ vẽ cho đến lúc hoàn thành

Họa sĩ Bùi Văn Tuất:

 

Họa sĩ Bùi Văn Tuất:

 

Họa sĩ Bùi Văn Tuất:

Đa số tác phẩm trưng bày tại triển lãm là chân dung các em bé Hà Giang

Về tên gọi Nhìn lại của triển lãm, họa sĩ Bùi Văn Tuất lý giải, đó cũng chính là một cách để anh hoài niệm về Hà Giang, về thiên nhiên và con người vùng núi phía Bắc trong những chuyến trải nghiệm của mình. “Một khoảng lặng cần thiết để tôi nhìn lại một chặng đường sáng tác từ lúc mới bắt đầu cầm cọ cho tới triển lãm cá nhân đầu tiên Tuổi thơ như thế, để thấy những gì mình đã và chưa làm được, hay nói khác đi là cái gì còn dở dang từ triển lãm trước mà tôi tiếp nối ở đây”, anh nói.

Theo họa sĩ “Điều quan trọng nhất, tôi muốn nhìn lại lần cuối quãng đường vừa qua trước khi kết thúc để chuyển sang một giai đoạn sáng tác mới, một tìm tòi mới cho mình, cả về ý tưởng lẫn phương pháp thể hiện, để có những tác phẩm đúng như kỳ vọng”.

Trong số các họa sĩ, có lẽ Bùi Văn Tuấn vẽ nhiều về trẻ em và thành danh cũng nhờ… các em nhỏ. Bùi Văn Tuất nhìn ngắm, nắm bắt và nhận ra thế giới trẻ con sao mà yêu thế. Để làm được điều đó, không chỉ yêu, mà còn phải hiểu con trẻ để có thể hòa vào tâm hồn con trẻ mà sáng tác.

Họa sĩ Bùi Văn Tuất:

 

Họa sĩ Bùi Văn Tuất:

 

Họa sĩ Bùi Văn Tuất:

 

Họa sĩ Bùi Văn Tuất:

Người xem tìm thấy tuổi thơ mình qua những nét hoang dại ngơ ngác đặc trưng, lại vừa thấy thấp thoáng trong đó cái tinh nghịch, bướng bỉnh

Họa sĩ Bùi Văn Tuất:

Nhiều tác phẩm đã tìm được chủ nhân mới sau triển lãm

Chiêm ngưỡng tranh chân dung những trẻ thơ vùng núi phía Bắc của họa sĩ Bùi Văn Tuất “nơi phố núi cao, phố núi mờ sương”, người xem như tìm thấy tuổi thơ mình qua những nét hoang dại ngơ ngác đặc trưng, lại vừa thấy thấp thoáng trong đó cái tinh nghịch, bướng bỉnh, ngây thơ trong trẻo của một thời lấm lem buồn đất không thể nào quên.

 
 

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Người Hùng Xí Nghiệp - SCTV9
Truy Tìm Bằng Chứng 2
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi