Friday, November 29, 2024

AI là cơ hội đột phá, thay đổi lịch sử

Các nhà khoa học hàng đầu khẳng định, AI “không còn là giấc mơ” mà đang là hiện thực và hiện tại đang là “thời khắc lịch sử”.

“Trí tuệ nhân tạo: Tiềm năng đội phá và thách thức” là chủ đề của phiên thảo luận thứ 4 trong Tuần lễ Khoa học và công nghệ VinFuture diễn ra ở Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 21/12.

Góp mặt trong phiên thảo luận về một trong những chủ đề “nóng” nhất hiện này có GS. Leslie Gabriel Valiant, Đại học Harvard, Mỹ; TS. Xuedong Huang, Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn Zoom; TS. Padmanabhan Anandan, nhà sáng lập Viện Trí tuệ nhân tạo Wadhwani, Ấn Độ và TS. Bùi Hải Hưng, Tổng Giám đốc của VinAI, Việt Nam.

AI là cơ hội đột phá, thay đổi lịch sử

Các nhà khoa học trong phiên thảo luận “Trí tuệ nhân tạo: Tiềm năng đội phá và thách thức”

Nói về trí tuệ nhân tạo, các nhà khoa học hàng đầu thế giới đều nhấn mạnh thông điệp, AI đang là hiện thực và hiện tại đang là “thời khắc lịch sử” để năng suất toàn cầu tăng nhanh hơn nhiều các cuộc cách mạng trước đây.

Mở đầu phiên thảo luận, TS. Xuedong Huang khẳng định, hiện có nhiều cơ hội đột phá và cơ hội rất gần chúng ta với sự phát triển của AI.

“Lịch sử phát triển 1000 năm của chúng ta liên quan mật thiết tới năng suất làm việc, động lực phát triển thế giới. Hiện tại là thời khắc lịch sử. Năng suất toàn cầu tăng nhanh hơn nhiều các cuộc cách mạng trước đây. Tôi tin là đây là cơ hội đột phá thay đổi lịch sử. Cho dù bạn ở đâu, quốc gia nào thì đều có tiềm năng nếu nắm bắt được cơ hội này thì chúng ta là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ hay lớn đều có cơ hội để đổi mới”, TS. Xuedong Huang khẳng định.

Để chứng minh cho quan điểm này, TS. Xuedong Huang cho biết, trong các trường Luật ở Mỹ, con người có điểm trung bình khoảng 68%. Thử nghiệm cho thấy, các công cụ AI như ChatGPT đời cũ điểm có thể thấp hơn con người nhưng đến GPT 4, điểm vượt trội so với con người, lên tới 75,7%.

AI là cơ hội đột phá, thay đổi lịch sử

TS. Xuedong Huang phát biểu tại phiên thảo luận

“Tại Microsoft, thông qua liên kết các mô hình AI, tôi nhận thấy AI đạt chất lượng chính xác 99,9% vs chi phí chỉ 6% so với các thuật toán AI thông thường. Hiện nhiều mô hình AI tốt. Liên kết lại có thể làm hạ giá thành các giải pháp”, TS. Xuedong Huang ví dụ thêm.

Trả lời câu hỏi AI có phải là thực tế hay chỉ là bong bóng mới nổi và sẽ vỡ tan, TS. Padmanabhan Anandan, nhà sáng lập Viện Trí tuệ nhân tạo Wadhwani, Ấn Độ nhấn mạnh, AI hiện không chỉ là bong bóng, giấc mơ viển vông nữa.

“Chắc chắn AI sẽ sớm chuyển sang làn sóng tiếp theo. Giai đoạn sau sẽ còn nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa”.

Đồng ý với quan điểm này, TS. Bùi Hải Hưng, Tổng Giám đốc của VinAI, Việt Nam chia sẻ: “Mọi người mở điện thoại dùng Chat GPT đã thực lắm rồi. Nhiều người làm ở OpenAI cũng ngạc nhiên bởi sự phát triển hiện tại. AI là hiện thực rồi. Và đây là thời điểm ta cần nghiêm túc hơn trong nghiên cứu ứng dụng AI. AI không còn là giấc mơ nữa”.

“AI là cơ hội để tạo bình đẳng cho tất cả. Có thể ứng dụng AI trong giảng dạy, đào tạo máy móc theo nhu cầu con người. Tất cả có thể tham gia cuộc chơi này”, GS. Leslie Gabriel Valiant, , Đại học Harvard, Mỹ nói.

Phát triển AI có trách nhiệm

Là một trong những công nghệ mang tính bước ngoặt bậc nhất của thời đại, hãng công nghệ IBM dự báo AI dự kiến sẽ đem lại giá trị ấn tượng, lên đến 16.000 tỷ USD vào năm 2030, góp phần thúc đẩy sự phát triển và giải quyết các thách thức cấp thiết liên quan đến vấn đề sức khỏe, sản xuất, thực phẩm, và biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trước câu hỏi về phát triển AI trong tương lai, nhất là câu chuyện trí tuệ nhân tạo không bị sử dụng cho các mục đích xấu, các nhà khoa học đều khẳng định, mọi công nghệ đều có mặt tốt, mặt xấu và vấn đề cần thảo luận là ứng dụng AI “có trách nhiệm”.

AI là cơ hội đột phá, thay đổi lịch sử

Các nhà khoa học đều khẳng định, cần ứng dụng và phát triển AI “có trách nhiệm”.

“AI là công nghệ mạnh như hóa học vật lý hạt nhân, đều sử dụng cho mục đích tốt và xấu. Nó đơn thuần là công nghệ. Tuy nhiên ta sẽ chung tay để giảm được rủi ro và với AI, không có gì khác biệt so với công nghệ khác cả”, GS. Leslie Gabriel Valiant, , Đại học Harvard, Mỹ bày tỏ.

Chia sẻ về vấn đề này, TS Bùi Hải Hưng khẳng định, việc hoạch định chính sách về AI cần “cân nhắc nghiêm túc”.

“AI còn thông minh hơn con người ở khía cạnh nào đó. Việc hợp tác là mô hình tốt. Trong tương lai mỗi người đều trợ lý bạn đồng hành, là AI, giúp ta nâng cao năng lực, tăng năng suất lao động”, Tổng giám đốc Vin AI nói.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của AI trong thời gian gần đây, nhất là các mô hình AI tạo sinh, các nhà khoa học đều gửi gắm thông điệp, cần có sự nghiên cứu và kiểm soát thấu đáo.

Tham gia thảo luận GS Vũ Hà Văn đặt đề bài: 5 ngày trước, tôi đọc 1 bài trên Tạp chí Nature, AI đang tham gia vào giải quyết công trình nghiên cứu khoa học. Đó cũng là bước tiến mới. Nhưng lại có thắc mắc là nếu máy tính kiểm soát các thuật toán về AI thì sao?”

Trả lời vấn đề này, GS. Leslie Gabriel Valiant khẳng định, con người có thể sử dụng AI để hỗ trợ đưa ra ý tưởng mới nhưng cần phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề này.

“Nếu AI sai sót thì sao. Các hoạt động dựa trên thông tin sai lệch cũng là thực tế và AI không làm cho mọi thứ dễ dàng hơn. Nhiệm vụ của chúng ta là nghiên cứu một cách thấu đáo”, TS. Padmanabhan Anandan khẳng định.

Đầu tháng 12/2023, Nghị viện châu Âu và các nước thành viên EU đạt được thỏa thuận về quy tắc đối với trí tuệ nhân tạo. Văn bản mang tính bước ngoặt này được xem là nền tảng để xây dựng Đạo luật Trí tuệ nhân tạo của châu Âu, khuôn khổ pháp lý đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực này.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img