Công việc luôn đối mặt với áp lực, căng thẳng, nhận diện tình huống trong 2 giây, những kiểm soát viên không lưu – người ‘giấu mặt’ quyền lực sau các chuyến bay không được ăn tết bên gia đình.
Khi còn học cấp 3, chị Võ Thị Hải Sen (41 tuổi) ước mơ sẽ thi vào ngành hàng không. Đậu vào trường, chị mới biết đến khái niệm không lưu qua lời giới thiệu của thầy cô và chọn theo chuyên ngành này. Tuyển chọn đầu vào của ngành rất khắt khe, đòi hỏi mỗi người phải đáp ứng tiêu chuẩn về sức khỏe, thị giác, thính giác, tim mạch, huyết áp… Tất cả cần được cơ sở y tế hàng không cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn.
Tiếng Anh của kiểm soát viên không lưu bắt buộc đạt mức 4 theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) vì đây là ngôn ngữ chính khi làm việc. Sau khi tốt nghiệp Học viện Hàng không, mỗi người phải trải qua 1 năm theo học các khóa huấn luyện tại cơ sở, tham gia kỳ thi do Cục Hàng không tổ chức để được cấp giấy phép hành nghề.
Gặp gỡ cuối năm: Chuyện chưa kể về tết của những người ‘giấu mặt’ sau những chuyến bay
“Máy bay di chuyển rất nhanh đòi hỏi kiểm soát viên phải có tính quyết đoán, có những tình huống phải hoàn tất nhận diện trong 2 giây. Liên quan hàng trăm hành khách trên bầu trời, nghề này không cho phép chúng tôi được lơ là bất kỳ một giây phút nào”, chị Sen chia sẻ. Sau 14 năm tích lũy kinh nghiệm, trải qua nhiều kỳ thi và các vị trí làm việc khác nhau, chị trở thành kíp phó không lưu.
Gặp gỡ cuối năm: Chuỗi video gặp gỡ loạt nhân vật, câu chuyện trong những ngày cuối năm để chia sẻ về chuyện đời, chuyện nghề từ những tình cảm chân thành, gửi gắm niềm hy vọng vào những điều tốt đẹp hơn trong năm mới.
Gặp những người ‘giấu mặt’ dẫn đường máy bay: Nghề không được phép sai lầm
Nguồn: thanhnien.vn