Công nghệ AI đã mang đến những cách chữa trị đột phá làm thay đổi cuộc đời bệnh nhân, tuy nhiên AI không hoặc vẫn vẫn tồn tại một số hạn chế.
Nhắc đến công nghệ chăm sóc sức khỏe, không thể không nhắc đến trí tuệ nhân tạo AI. Nhiều dự báo cũng cho thấy, AI sẽ được ứng dụng nhiều hơn trong ngành y năm 2024. Công nghệ này đã mang đến những cách chữa trị đột phá làm thay đổi cuộc đời bệnh nhân. Tuy nhiên AI không hoặc chưa phải là một công nghệ hoàn hảo, bởi nó vẫn tồn tại một số hạn chế, như thông tin sai lệch và thiếu công bằng trong điều trị bệnh nhân.
Quá trình thực hiện phẫu thuật não cần sự tỉ mỉ và chính xác. Những sai lệch nhỏ chỉ tính bằng milimet cũng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề, khiến người bệnh nguy cơ tử vong. Với những thách thức lớn mà các bác sĩ phẫu thuật thần kinh phải đối mặt trong quá trình phẫu thuật não, một hệ thống AI có thể trở thành yếu tố thay đổi cho ngành chăm sóc sức khỏe ở Anh.
Hệ thống AI này được tạo ra tại Đại học College London và tập trung vào các khối u nhỏ cũng như các cấu trúc quan trọng của não, bao gồm cả các mạch máu ở trung tâm não. công nghệ này tương đương với mức độ kinh nghiệm chuyên môn 10 năm của bác sĩ phẫu thuật. Hay công nghệ AI cũng trả lại bàn tay cho bệnh nhân liệt tứ chi cho một người đàn ông ở New York, Mỹ.
Anh Keith Thomas, một bệnh nhân liệt tứ chi, New York, Mỹ chia sẻ: “Đây là một ca phẫu thuật khó. Bác sĩ nói rằng tôi sẽ không bao giờ có cảm giác hay cử động, nhưng giờ tôi đã co được tay, điều đó thật tuyệt. Giờ tôi có thể tự gãi mũi hoặc lau nước mắt cho chính mình”.
Công nghệ AI vẫn chưa thể thay thế con người hoàn toàn trong chăm sóc sức khỏe. (Ảnh: Modern Healthcare)
Anh Thomas là người đầu tiên thử nghiệm cấy ghép vi mạch vào não bộ, kết hợp với hệ thống truyền thông tin thần kinh và hỗ trợ cơ tay chuyển động. Thomas đáp ứng tốt với phương pháp này.
Không chỉ hỗ trợ điều trị mà AI còn giúp các bác sĩ chăm sóc hậu phẫu chuyên sâu, nhằm phát hiện nhanh chóng những ca bệnh có dấu hiệu bất thường dựa vào biểu hiện khuôn mặt. Từ đó các bác sĩ có thể chẩn đoán trình trạng bệnh hoặc điều chỉnh ánh sáng, tiếng ồn cho phù hợp.
Dù mang đến nhiều ưu điểm, nhưng AI cũng có những khuyết điểm cần khắc phục. Có thể kể đến như rủi ro về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu thông qua việc tạo ra lượng lớn dữ liệu nhạy cảm của bệnh nhân, hoặc như các vấn đề về khả năng tương tác giữa các hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện có – liệu các thành phố đã cùng thống nhất hệ thống dữ liệu y tế hay chưa.
Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân cũng quan tâm về độ tin cậy và ai sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp xảy ra lỗi chẩn đoán bệnh.
Tiến sĩ Isaac Kohane, Đại học Havard, Mỹ nhận định: “Công nghệ AI không phải lúc nào cũng đúng. Thực tế là đã có lúc chẩn đoán bằng AI gặp sai sót. Một điểm yếu của AI trong điều trị y tế hiện nay là không cân bằng về khả năng áp dụng cho các nhóm đối tượng khác nhau về chủng tộc, màu da, độ tuổi…”
Việc phụ thuộc quá mức vào các khuyến nghị do AI tạo ra có thể làm giảm khả năng tư duy phê phán và phán đoán của các chuyên gia y tế.
Nguồn: vtv.vn