Thursday, November 28, 2024

Đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang-sik chống bóng bổng bằng phương án nào?

Là đội có thể hình thuộc vào loại thấp bé ở hầu hết các giải quốc tế mà mình tham dự, chống bóng bổng luôn là vấn đề đối với đội tuyển Việt Nam. Lần này, HLV Kim Sang-sik sẽ làm gì để che lấp bớt điểm yếu bóng bổng trước các đối thủ Philippines và Iraq?

Hai đối thủ của đội tuyển Việt Nam ở các trận vòng loại thứ 2 World Cup 2026 diễn ra trong ít ngày tới, gồm Philippines và Iraq đều có thể hình tốt hơn chúng ta. 

Cả 2 đội này đều rất mạnh trong các pha bóng bổng. Thế nên, khả năng phòng ngự trong các pha bóng tầm cao sẽ là điểm mấu chốt giúp đội tuyển Việt Nam đứng vững trước đội bóng Tây Á (Iraq) và đội bóng có hàng loạt cầu thủ nhập tịch từ châu Âu và Bắc Mỹ (Philippines). 

Đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang-sik chống bóng bổng bằng phương án nào?

Bùi Hoàng Việt Anh (bìa trái) có chiều cao 1,86 m

 

Đầu tiên, với các tình huống bóng bổng, thể hình của các hậu vệ đội tuyển Việt Nam phải tốt hơn những người thường xuyên thi đấu ở hàng hậu vệ dưới thời HLV Troussier. 

Trước đây, khi HLV Troussier còn dẫn dắt, trong số 5 hậu vệ thường xuyên đá chính, gồm Bùi Hoàng Việt Anh, Bùi Tiến Dũng, Phan Tuấn Tài (trung vệ); Võ Minh Trọng (hậu vệ trái), Vũ Văn Thanh hoặc Phạm Xuân Mạnh (hậu vệ phải), chỉ mỗi mình Việt Anh cao trên 1,80 m. 

HLV Kim Sang-sik gọi vào đội tuyển khá nhiều hậu vệ có thể hình khá, gồm Việt Anh (1,86 m), Nguyễn Thanh Bình (1,83 m), Đỗ Duy Mạnh (1,80 m), Nguyễn Đức Chiến (1,81 m) và Hồ Tấn Tài (1,80 m). 

Đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang-sik chống bóng bổng bằng phương án nào?

Chiều cao tốt sẽ là lợi thế trong tranh chấp bóng bổng

 

Để chống bóng bổng, đội tuyển Việt Nam cũng cần các hậu vệ biên áp sát tốt hơn khi đối thủ có bóng ở 2 cánh, nhằm hạn chế khả năng tạt bóng của đối phương. Hy vọng rằng khi Phan Tuấn Tài được trả về vị trí hậu vệ cánh trái sở trường, anh sẽ thực hiện thành công vai trò này. Điều tương tự đối với Hồ Tấn Tài ở cánh phải. 

Ngoài ra, vai trò của các thủ môn trong những tình huống chống bóng bổng rất quan trọng. Về mặt này, cựu HLV Phan Thanh Hùng của đội tuyển Việt Nam hiến kế: “Khi phòng ngự bóng bổng, nhất là tình huống treo bóng từ 2 biên của đối phương, các hậu vệ phải có ý thức kèm người, tốt nhất là dồn đối thủ ra khỏi khu vực 5,50 m của đội nhà, nhường khoảng không gian đấy cho thủ môn làm việc. 

Đây là tình huống mà chúng ta từng mắc sai lầm và từng để lọt lưới sau pha ném biên của Indonesia ở trận lượt đi vòng loại World Cup hồi tháng 3”. 

 Với các đội mà hàng hậu vệ có thể hình không tốt, vai trò của các thủ môn càng quan trọng. Đội tuyển Argentina trong thời gian gần đây sử dụng rất triệt để thể hình lý tưởng cũng như khả năng không chiến, khả năng ra vào của thủ môn Emiliano Martinez (1,95 m). Hàng phòng ngự của đội tuyển Argentina (trung vệ Romero 1,85 m, Otamendi 1,81 m, hậu vệ phải Molina 1,76 m, hậu vệ trái Tagliafico 1,72 m) khá thấp so với chiều cao trung bình của các đội tầm cỡ thế giới, nên họ rất cần sự chủ động của thủ môn Martinez trong các pha đón bóng bổng từ những quả tạt của đối phương. 

Đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Kim Sang-sik chống bóng bổng bằng phương án nào?

Các thủ môn của đội tuyển Việt Nam

 

Đội tuyển Việt Nam hiện có thủ môn Nguyễn Filip có thể hình rất tốt (1,92 m), giỏi bắt bóng bổng, có thể thực hiện những điều tương tự như thủ môn Martinez đang làm cho đội tuyển Argentina. Điều quan trọng còn lại là khâu phối hợp giữa các hậu vệ với thủ môn Nguyễn Filip (hoặc Đặng Văn Lâm) trong những ngày tới. Giải quyết được điều này, chúng ta sẽ bớt được đáng kể một mối lo trong các trận đấu với các đối thủ to, cao hơn mình.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img