Tuesday, November 26, 2024

Độc giả nghi ngờ những bài báo có sự giúp sức của AI

Nghiên cứu mới nhất của Reuters cho thấy mỗi lo ngại toàn cầu về việc sử dụng AI trong quá trình sản xuất tin tức trong bối cảnh thông tin sai lệch, tin giả ngày càng tăng.

Độc giả nghi ngờ những bài báo có sự giúp sức của AI

 

Nghiên cứu thường niên Digital News Report của Reuters vừa được công bố năm nay dựa trên khảo sát gần 100.000 người ở 47 quốc gia. Theo hãng thông tấn này, nghiên cứu đã đưa ra một bức tranh tổng quan về những rào cản mà các hãng tin tức, các cơ quan báo chí truyền thông phải đối mặt trong việc thu hút độc giả, nâng cao doanh thu cũng như duy trì hoạt động kinh doanh.

Để thu hút độc giả, giải quyết những thách thức mới, nhiều tờ báo trên thế giới đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo vốn được các gã khổng lồ công nghệ phát triển như Google hay Open AI phát triển. Ví dụ như viết các đoạn tóm tắt thông tin, cá nhân hóa nhu cầu của người dể thu hút lượt truy cập vào trang web. 

Tuy nhiên, báo cáo Digital News Report cho thấy độc “nghi ngờ” về việc sử dụng AI để tạo nội dung tin tức, đặc biệt đối với các chủ đề nhạy cảm như chính trị.

Độc giả nghi ngờ những bài báo có sự giúp sức của AI

Người đọc không thấy thoải mái với những tin tức được tạo ra bởi AI

Theo khảo sát, 52% số người được hỏi ở Mỹ và 63% số người được hỏi ở Anh cho biết, họ cảm thấy “không thoải mái” với những tin tức được tạo ra chủ yếu bằng trí tuệ nhân tạo AI. Báo cáo đã khảo sát 2.000 người ở mỗi quốc gia, đống thời lưu ý rằng họ cảm thấy thoải mái hơn với việc sử dụng AI ở hậu trường để giúp công việc của nhà báo hiệu quả hơn.

Nic Newman, cộng tác viên nghiên cứu cấp cao tại Viện Reuters và là tác giả chính của Digital News Report, cho biết: “Thật ngạc nhiên với mức độ nghi ngờ của những người được khảo sát. Nói chung mọi người lo ngại về điều gì có thể xảy ra với độ tin cậy của nội dung khi chúng được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo”.

Cũng theo nghiên cứu, mối lo ngại về nội dung tin tức sai lệch trực tuyến đã tăng 3 điểm phần trăm so với năm 2023. Cụ thể, trung bình có tới 59% người tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy lo lắng với tình trạng này. Con số ở Nam Phi và Mỹ còn cao hơn với tỷ lệ lần lượt là 81% và 72% khi cả hai nước đều tổ chức bầu cử trong năm nay.

Bên cạnh sự lo ngại về các tin tức do AI tạo ra, báo cáo cũng chỉ ra một thách thức khác mà các tờ báo phải đối mặt là việc khán giả nói chung không sẵn lòng trả tiền đăng ký tin tức.

Digital News Report cho biết, sau giai đoạn tăng trưởng trong thời kỳ đại dịch, hiện chỉ có khoảng 17% số người được hỏi ở 20 quốc gia cho biết họ có trả tiền cho tin tức trực tuyến. Con số này không hề thay đổi trong 3 năm qua.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img