Nhiều người trong chúng ta nghĩ việc truy cập Internet trên máy bay là điều hiển nhiên. Nhưng việc duy trì kết nối có dễ dàng như khi bạn đang bay vút qua bầu trời với vận tốc hơn 800 km/giờ?
Tuy nhiên, điều nghe có vẻ dễ dàng đối với người có nền tảng kỹ thuật và công nghệ như Buchman nhưng lại vô cùng phức tạp hơn đối với phần còn lại của chúng ta.
Các máy bay được trang bị Wi-Fi với Viasat đang nhận tín hiệu từ vệ tinh cách Trái đất hơn 22.000 dặm (36.000 km), nằm dọc theo đường xích đạo.
Việc đưa chúng lên đó – đến các cấp độ được gọi là “vòng cung địa tĩnh” hay quỹ đạo mất từ 30 ngày đến 6 tháng. Nhưng như Buchman nói, một khi chúng đã vào quỹ đạo thì mọi việc trở nên đơn giản. Độ cao đó có nghĩa là mỗi vệ tinh có thể “nhìn thấy” khoảng một phần ba Trái đất, về mặt kỹ thuật bạn có thể bay vòng quanh địa cầu chỉ với ba vệ tinh – mặc dù Viasat có 18.
Bởi vì mỗi vệ tinh bao phủ một khu vực rộng lớn như vậy, nên các máy bay không liên tục ngắt kết nối và kết nối lại khi chúng bay. Buchman nói rằng, một chuyến bay xuyên lục địa của Mỹ, chẳng hạn, có thể sử dụng bất cứ thứ gì từ một đến cả 5 vệ tinh Viasat được đặt gần Bắc Mỹ nhất.
“Ngày nay, chúng ta có thể bay từ London đến New York và sử dụng một vệ tinh, nhưng điều đó phụ thuộc vào thuật toán”, ông nói, đề cập đến thuật toán mà Viasat sử dụng để kết nối máy bay với vệ tinh tốt nhất cho chuyến bay – thời tiết có thể khiến tín hiệu từ một vệ tinh này tốt hơn cái khác, chẳng hạn.
Mặt khác, chuyến bay Madrid đến Rio de Janeiro có thể đi qua hai hoặc ba vệ tinh khi nó lao từ bán cầu bắc xuống nam và băng qua Đại Tây Dương.
Khi ăng-ten ngắt kết nối với một vệ tinh và liên kết với một vệ tinh khác, Buchman đánh cược rằng hành khách hiếm khi nhận thấy.
“Hầu như luôn không thể nhận ra – bạn không cần phải đăng nhập lại, không có sự gián đoạn thực sự nào trong kết nối. Điều tồi tệ nhất là bạn sẽ ngoại tuyến vài giây”, ông nói. Những khoảng dừng dài hơn đó là nếu các vệ tinh đang được sử dụng cách xa nhau và ăng-ten cần định vị lại từ đông sang tây.
“Nếu không, nó sẽ diễn ra gần như ngay lập tức”, ông nói với CNN.
Ông cho biết, về mặt kỹ thuật, tốc độ có thể đạt trên 100 MB/giây trên máy bay, nhưng hành khách thường trải qua khoảng 20 – 40 MBPS, đủ để mọi người trên máy bay có thể phát trực tuyến Netflix riêng lẻ. Ví dụ, vào ngày diễn ra Super Bowl, Viasat ước tính có khoảng 100.000 người đã xem trực tiếp trận đấu trên 1.800 chuyến bay trong suốt 4 giờ chương trình chiếu. Các công ty cung cấp Wi-Fi vệ tinh phải chuẩn bị sẵn sàng để hoạt động ở những cấp độ đó.
Tại các sân bay trung tâm lớn như New York, Atlanta, Dallas, Chicago… có nhiều hành khách trực tuyến và đòi hỏi nhiều băng thông.
Ăng-ten Wi-Fi trên máy bay không làm ảnh hưởng đến hoạt động liên lạc thiết yếu của máy bay, chỉ được sử dụng cho Wi-Fi và thường nằm trong cái được gọi là “vòm tia” trên đầu máy bay. “Nó trông giống như một cái bướu”, Buchman nói. Phi công cũng có thể sử dụng Wi-Fi để liên lạc không liên quan đến an toàn và cập nhật thời tiết, nhưng có một hệ thống hoàn toàn khác dành cho các liên lạc thiết yếu.
Và trong khi Wi-Fi trên máy bay ngày nay đã trở nên phổ biến, Buchman nói rằng đó là sản phẩm của khoảng 20 năm trở lại đây, được khởi đầu bằng sự ra mắt của iPhone – một sản phẩm mà theo ông, đã thay đổi mọi thứ.
Ăng-ten Viasat đã bay trên bầu trời thân thiện kể từ khi JetBlue lắp đặt Wi-Fi trên máy bay của hãng vào năm 2013.
Khả năng kết nối tích hợp là điều tuyệt vời cách đây 15 năm – giờ đã trở thành vấn đề quan trọng với các hãng hàng không. British Airways đầu năm nay đã công bố tin nhắn miễn phí trên chuyến bay cho hành khách như một phần của chương trình nâng cấp dịch vụ trị giá 9 tỉ USD. Hãng tham gia cùng các hãng hàng không lớn bao gồm LATAM, Iberia và Southwest trong việc cung cấp dịch vụ nhắn tin miễn phí cho hành khách của mình. Buchman cho biết tại Mỹ, JetBlue và Delta đang dẫn đầu về Wi-Fi miễn phí, còn American Airlines theo sát phía sau.
Nguồn: thanhnien.vn