Xây dựng cơ chế tín dụng xanh, tăng cường hợp tác trong nước và nước ngoài nước để hỗ trợ tài chính, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chuỗi nông nghiệp xanh trở thành hình mẫu.
Được sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP HCM tổ chức Diễn đàn Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp xanh 2024.
Tham dự Diễn đàn có ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận; Ông Phạm Văn Trọng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang; Ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc VCCI chi nhánh TP Hồ Chí Minh; Ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP. HCM; Ông Huỳnh Tất Đạt – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp; Ông Nguyễn Hà Lộc – Phó Giám đốc Sở NNNT tỉnh Lâm Đồng; Ông Nguyễn Văn Phụng – nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế; Ông Trần Chí Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistic Việt Nam (VLA); Ông Phạm Đình Dũng – Trưởng Ban, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM; Ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân TP. HCM; Ông Trương Văn Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Ninh Thuận; Ông Nguyễn Quang Hòa, Phó GĐ Trung tâm Xúc đầu tư TM và DL Bình Phước; Ông Ngô Xuân Chinh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp; GS. TS. Dương Nguyên Khang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Phạm Thanh Duy – Phó Giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn Saemaul Undong; Ông Huỳnh Thái Nguyên, PGĐ Công ty Nông nghiệp hữu cơ OAU…
Về phía ban tổ chức có sự tham dự của Nhà báo Phạm Hùng – Phó Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp
Diễn đàn còn có sự tham gia của đại diện các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp địa phương, một số doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư.
Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Đinh Minh Hiệp – Giám đốc Sở NN &PTNN TP.HCM, để phát triển nông nghiệp xanh cần tập trung những nội dung chính, trong đó, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chuỗi nông nghiệp xanh. Đặc biệt, cần lưu ý tới cơ chế thu hút đầu tư, thu hút tín dụng xanh trong nông nghiệp; tăng cường hợp tác trong nước và nước ngoài hỗ trợ tài chính để chuyển giao công nghệ, đưa nông nghiệp xanh trở thành hình mẫu, phát thải carbon thấp và an toan thực phẩm.
Bên cạnh đó, một vấn đề rất quan trọng đó là hướng tới hoàn thiện hạ tầng logistics; tạo sản phẩm hữu cơ đưa ra thị tường cũng như vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp xanh.
Ông Ngô Xuân Chinh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, cho rằng trên toàn thế giới và đi đầu là Nhật, Thái… đã định hình và phát triển nông nghiệp xanh. Trong đó, Thái Lan định nghĩa rất rõ nông nghiệp xanh là gì, hữu cơ là gì.
Cụ thể, khi sản xuất, Thái Lan đã tập trung vào sản xuất hữu cơ điều này rất đơn giản là vì thị trường họ đã nhắm tới là Nhật và châu Âu.
Cũng theo ông Chinh, ở nước ngoài, để giảm phát thải nhà kính các nước đã thử nghiệm dự án thu gom 80% rơm để phát triển sản phẩm nấm rơm, rồi ra phân bón. Đây là việc các nước hướng tới để bảo vệ sức khỏe, tăng cường thu nhập cho nông dân.
Còn theo ông Đặng Quý Nhân – Tổng giám đốc Công ty CP TM DV sản xuất Mekong, trong quản lý đầu vào phân bón, thuốc trừ sâu nhập khẩu, cho thấy dư lượng kim loại nặng trong phân lân đã bị Trung Quốc trả về tổng 50 lô hàng. Đây chính là vấn đề liên quan đến phân bón nhập khẩu đầu vào mà bà con không quản lý được. Do đó, hi vọng Nhà nước sẽ có chính sách thắt chặt quản lý phân bón, thuốc trừ sâu về dư lượng kim loại nặng.
“Muốn làm xanh nông nghiệp thì vấn đề rất đau đầu cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu là khi thu mua phải xác định được vấn đề phải làm sao bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Trong khi, nếu giá cao thì nông dân bán cho thương lái, khi giá thấp, doanh nghiệp buộc phải mua theo giá đã ký. Điều này làm các nhà kinh doanh rất sợ vỡ trận, đặc biệt là vỡ trận đối với các đối tác nước ngoài. Do đó, các cơ quan, đơn vị đại diện chính quyền phải có giải pháp gì để giải quyết được vấn đề này”, ông Nhân nêu.
Có mặt tại Diễn đàn, ông Trần Văn Hiệp – Phó chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam khẳng định, mô hình nông nghiệp hữu cơ phát triển ở Việt Nam cũng đã 20 năm. Trong đó, một số ngành thực phẩm đã được cấp chứng nhận, nổi bật là ngành dừa và có khoảng 10 doanh nghiệp ở Bến Tre được chứng nhận quốc tế.
Tương tự, trong ngành điều cũng có 10 doanh nghiệp có giấy chứng nhận. Song, khá nguồn nguyên liệu để chế biến khá ít, và muốn có sản phẩm hữu cơ cũng có nhưng lại chưa phổ biến. Theo quy định thì các HTX mới thành lập dễ được chứng nhận nhất. Song, vấn đề chủ yếu và lớn nhất vẫn là vốn, hỗ trợ của tổ chức (Nhà nước, sở, hiệp hội…). Bên cạnh đó, thiếu sự dẫn dắt của các tổ chức vững mạnh như hiệp hội lớn, sở, hội nông dân cũng như phải có doanh nghiệp hỗ trợ nông dân cam kết đầu ra.
Tổng kết lại các vấn đề tại Diễn đàn thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp xanh 2024, ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), qua ý kiến, hiểu được trăn trở của các chuyên gia, doanh nghiệp về nông nghiệp nước nhà.
Những năm qua nông nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc, sản phẩm uy tín hiện diện trên nhiều thị trường thế giới. Do đó, phải khẳng định rằng nông nghiệp chính là bệ đỡ… và hiện tại chúng ta đã có dư địa để phát triển. Song, mấu chốt quan trọng là làm sao để thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng ta phải chuẩn bị nhân lực, tài lực để đón nhận ròng đầu tư quan tâm tới lĩnh vực nông nghiệp này.
Vì vậy, theo ông Phòng, để thực hiện thành công, chúng ta phải chuẩn bị các cơ chế, chính sách, thuế để nông dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp, tin tưởng. Đặc biệt, cần sự nỗ lực đồng bộ của nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn