Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn, Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Ngày 17/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 865/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn, Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Ngày 17/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 865/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn, Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Ngày 17/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 865/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn, Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Theo Quyết định số 865, Đề án tập trung xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh tại các khu vực mốc 1119-1120 và 1088/2-1089 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần phát triển Lạng Sơn thành trung tâm kinh tế cửa khẩu quan trọng của Việt Nam và ASEAN. Mục tiêu đến năm 2027, năng lực thông quan tại các khu vực này sẽ tăng gấp 2-3 lần; đến năm 2030, tăng gấp 4-5 lần so với hiện tại. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 – 1120 đạt khoảng 85 tỷ USD, qua đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2-1089 đạt khoảng 25 tỷ USD.
Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh bắt đầu triển khai từ quý III/2024 đến hết quý III/2029. Trong đó, giai đoạn 1 (từ quý III/2024 đến hết quý II/2026), UBND tỉnh Lạng Sơn sẽ tập trung triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu thông minh thuộc trách nhiệm Nhà nước.
Theo đó, tỉnh Lạng Sơn sẽ mở rộng đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2-1089 từ 4 làn xe lên 8 làn xe (4 làn xe xuất, 4 làn xe nhập, trong đó có 1 làn xe xuất và 1 làn xe nhập cho phương tiện vận chuyển không người lái) và mở rộng đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119-1120 từ 6 làn xe lên 8 làn xe (4 làn xe xuất, 4 làn xe nhập, trong đó có 1 làn xe xuất và 1 làn xe nhập cho phương tiện vận chuyển không người lái). Đồng thời thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng bến bãi trong khu vực cửa khẩu để đáp ứng các điều kiện triển khai mô hình cửa khẩu thông minh.
Trong giai đoạn 2 (từ quý III/2026 đến hết quý III/2029) sẽ triển khai vận hành thí điểm cửa khẩu thông minh. Đồng thời, tiếp tục triển khai đầu tư hoàn thành mở rộng hạ tầng khu vực cửa khẩu bảo đảm đồng bộ với phía Trung Quốc, trọng tâm là hạ tầng bến bãi.
Được biết, Đề án tập trung xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần phát triển Lạng Sơn thành trung tâm kinh tế cửa khẩu quan trọng của Việt Nam và ASEAN.
Việc triển khai xây dựng cửa khẩu thông minh bảo đảm không gây ảnh hưởng tới mô hình giao nhận hàng hoá truyền thống, nghiên cứu áp dụng khoa học, công nghệ vào quá trình giao nhận hàng hoá nhằm nâng cao hiệu suất thông quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp hai bên; phù hợp với các điều ước, thỏa thuận quốc tế có liên quan và các quy định của pháp luật, trên cơ sở bảo đảm chủ quyền, an ninh biên giới, bảo đảm sự ổn định, rõ ràng của đường biên giới, mốc quốc giới.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn