Wednesday, January 15, 2025

Chủ tịch Hội LHPN TP.HCM nói gì về vụ bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng?

Nói về Mái ấm Hoa Hồng, theo bà Nguyễn Trần Phượng Trân, đại biểu Quốc hội, cần xây dựng chương trình, đề án đào tạo đội ngũ bảo mẫu chuyên nghiệp để thực hiện công việc chăm sóc trẻ em.

Liên quan đến loạt bài điều tra mà Báo Thanh Niên phản ánh bạo hành trẻ em xảy ra tại Mái ấm Hoa Hồng, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội Nguyễn Trần Phượng Trân, Chủ tịch Hội LHPN TP.HCM.

Thưa bà, bà nhận xét gì về những hành vi vi phạm pháp luật của những bảo mẫu trong vụ bạo hành trẻ em ở Mái ấm Hoa Hồng?

Theo tôi, vụ việc các bảo mẫu ngược đãi, hành hạ trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng là hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, gây bức xúc cho xã hội.

Đây là vụ việc rất đau lòng. Những em bé bị hành hạ, ngược đãi hầu hết đều là những em bé sơ sinh, hoàn toàn không có sức phản kháng. Những người hành hạ các em lại là những người phụ nữ mà họ lẽ ra phải là người yêu thương, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục các em và hơn thế nữa, họ đang mang danh nghĩa thiện nguyện.

Chủ tịch Hội LHPN TP.HCM nói gì về vụ bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng?

Trẻ em ở Mái ấm Hoa Hồng bị bảo mẫu bạo hành

ẢNH: UYỂN NHI – TRẦN DUY KHÁNH

Bị bạo hành xảy ra trong thời gian dài, khiến cho các trẻ tại đây phải sống trong đau đớn, sợ hãi, hoảng loạn. Việc này có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng kéo dài về tâm lý, sức khỏe, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng của các em.

Qua phản ánh của Thanh niên, Mái ấm Hoa Hồng đã mang sữa được ủng hộ đi bán. Hành vi này cần phải bị lên án, xử lý nghiêm minh để răn đe, chấn chỉnh những kẻ lợi dụng danh nghĩa chăm sóc trẻ mồ côi để trục lợi.

Thưa bà, sau khi sự việc xảy ra ở Mái ấm Hoa Hồng, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM đã có những động thái nào liên quan?

Ngay trong ngày 4.9, Hội LHPN Q.12 và P.Trung Mỹ Tây đã huy động 20 cán bộ, hội viên, phụ nữ hỗ trợ chăm sóc các bé trong thời gian làm hồ sơ, thủ tục để đưa các bé đến cơ sở bảo trợ và thăm khám sức khỏe tại Trạm y tế phường.

Hội LHPN TP.HCM đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội nhằm răn đe, phòng ngừa chung cho toàn xã hội.

Thời gian qua, các cấp Hội LHPN TP.HCM, các ngành chức năng đã nỗ lực tổ chức nhiều buổi tuyên truyền tại địa bàn dân cư, nhiều lớp tập huấn kỹ năng cho người giữ trẻ trên địa bàn. Thế nhưng, các vụ việc người giữ trẻ có hành vi bạo lực đối với trẻ vẫn diễn ra, gây nhiều bất an và bức xúc trong xã hội.

Chúng tôi kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện, tố giác những hành vi hành hạ, ngược đãi trẻ em để không còn những vụ việc đau lòng tương tự xảy ra.

Cho tới thời điểm này có 10 trẻ em sinh ra 10 trẻ tại mái ấm. Chúng ta cần phải làm gì để ngăn ngừa bạo hành và xâm hại tình dục ở trẻ em?

Phải khẳng định mạnh mẽ bạo lực trẻ em là không thể chấp nhận được nhưng có thể ngăn chặn được. Bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực là trách nhiệm của mọi người.

Theo tôi, chúng ta phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Từ đó nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng.

Mái ấm Hoa Hồng không phải là cơ sở tự phát, mà được Phòng LĐ-TB-XH Q.12 cấp phép hoạt động. Khi vụ việc xảy ra, cơ sở này đang chăm sóc 86 cháu, vượt số trẻ được cấp phép trên 100% (chỉ được cấp phép chăm sóc 39 cháu). Việc mái ấm hoạt động vượt mức cấp phép nhưng thanh tra, kiểm tra chưa phát hiện, xử lý kịp thời.

Chủ tịch Hội LHPN TP.HCM nói gì về vụ bạo hành ở Mái ấm Hoa Hồng?

Trẻ em ở Mái ấm Hoa Hồng còn rất nhỏ, không có khả năng phản kháng

ẢNH: UYỂN NHI – TRẦN DUY KHÁNH

Do đó, theo tôi, công tác thanh tra, kiểm tra của chính quyền địa phương trong việc quản lý, phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em cần được tăng cường hơn nữa.

Qua vụ việc này, Hội LHPN TP.HCM sẽ chỉ đạo các cấp hội phối hợp với các phòng, ban liên quan tăng cường giám sát độc lập, giám sát phối hợp các cơ sở, mái ấm nuôi dạy trẻ.

Trong những năm qua, Hội LHPN TP.HCM tiếp tục chỉ đạo các cấp hội cơ sở tập trung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho người giữ trẻ tại các nhóm trẻ độc lập tư thục. Tiếp tục thực hiện đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 – 2027”, trong đó, chủ đề trọng tâm của năm: “Giáo dục cha mẹ trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em”.

Theo bà, quy định pháp luật hiện nay đã đủ chặt chẽ, hay còn kẽ hở nào trong việc phòng chống bạo hành trẻ em? Nếu có, theo bà cần kiến nghị, sửa đổi, bổ sung thêm gì?

Hệ thống pháp luật về quyền trẻ em Việt Nam và luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày càng được hoàn thiện. Quyền trẻ em đã tương đối đầy đủ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế và ứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mới. Từ đó, tạo hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất.

Tuy nhiên, qua vụ việc Mái ấm Hoa Hồng, tôi nhận thấy cần rà soát các quy định về thành lập, cấp phép hoạt động cho các cơ sở, mái ấm trên tinh thần phải chặt chẽ các tiêu chuẩn, điều kiện về cơ sở vật chất. Đặc biệt, về đội ngũ quản lý, bảo mẫu và những người phục vụ phải có chuyên môn, kiến thức, kỹ năng đảm bảo chăm sóc, giáo dục tốt cho trẻ.

Chúng ta đang thiếu một đội ngũ bảo mẫu chuyên nghiệp chăm sóc trẻ em tại các cơ sở, mái ấm. Nếu không có đội ngũ bảo mẫu được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và được giao trách nhiệm thì rất khó để giám sát, phát hiện sớm những trường hợp trẻ có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực bởi chính những người chăm sóc các em.

Vì vậy, tôi kiến nghị trong thời gian tới cần xây dựng chương trình, đề án đào tạo đội ngũ bảo mẫu chuyên nghiệp để thực hiện công việc chăm sóc trẻ em.

Thực tế, hiện tại các địa phương, việc bố trí cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em đều do cán bộ LĐ-TB-XH phường, xã, thị trấn kiêm nhiệm. Trong khi đó, họ thường xuyên bị quá tải công việc, không đủ năng lực chuyên môn sâu về công tác trẻ em, cũng như thời gian để thực hiện các yêu cầu về bảo vệ trẻ em theo luật định. Do đó, cần có quy định về tổ chức bộ máy, biên chế phù hợp.

Ngoài ra, cần bổ sung quy định cơ sở nuôi trẻ phải gắn camera có kết nối mạng để chính quyền giám sát thường xuyên.

Hôm 7.9, tại họp báo Chính phủ, theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Văn Hồi: “Vụ việc bước đầu xác định là vụ việc bạo lực, bạo hành trẻ em và có yếu tố liên quan đến lợi dụng từ thiện, nhân đạo”.

Cũng theo ông Hồi, đây không phải là cơ sở tự phát mà đã được Q.12 cấp phép hoạt động. Khi vụ việc xảy ra, cơ sở này đang chăm sóc 86 cháu, vượt số lượng được cấp phép là chỉ có 39 cháu. Sở LĐ-TB-XH TP.HCM và Q.12 đã đưa các cháu vào 3 cơ sở bảo trợ xã hội công lập để đảm bảo chăm sóc.

Với 2 cháu có gia đình đã được đưa về gia đình. Với Mái ấm Hoa Hồng, Thứ trưởng Hồi cho hay, hiện đã bị thu hồi giấy phép và 2 nhân viên của cơ sở này đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img