VTV.vn – Vào mùa Đông, mọi người thường có xu hướng bổ sung thêm vitamin D, nhưng nếu dùng quá liều có thể gây ra các vấn đề về tim và thận.
Theo Tiến sĩ Ross Perry, Giám đốc Y khoa của Comedics, khi thời tiết thay đổi thì cơ thể chúng ta cũng sẽ thay đổi. Một trong những thay đổi lớn nhất là cách cơ thể hấp thụ vitamin D.
“Dùng quá nhiều vitamin D dưới dạng thực phẩm bổ sung trong thời gian dài có thể khiến canxi tích tụ trong cơ thể, làm xương yếu đi, gây tổn thương tim và thận” – Ross cảnh báo.
“Điều này áp dụng cho người lớn, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú, người già và trẻ em từ 11-17 tuổi. Trẻ em từ 1-10 tuổi không được vượt quá 50 microgam và trẻ dưới 12 tháng tuổi không được vượt quá 25 microgam” – ông nói thêm.
Nếu dùng quá nhiều vitamin D sẽ mang đến những tác hại do sức khỏe thì việc bổ sung không đủ cũng có thể gây ra nhiều vấn đề. Nguồn cung cấp chính của vitamin D là ánh nắng mặt trời. Thiếu hụt vitamin D dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng và mệt mỏi, do đó, việc bổ sung vitamin D hàng ngày thông qua tiếp xúc tự nhiên với ánh nắng mặt trời sẽ giúp tăng cường mức năng lượng.
Các triệu chứng thường gặp khi bổ sung quá nhiều vitamin D
Có thể mua thực phẩm bổ sung vitamin D ở khắp các hiệu thuốc nhưng Tiến sĩ Ross Perry khuyên mọi người nên thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
“Thiếu hụt vitamin D có tác động đến phụ nữ sau mãn kinh nhiều hơn so với nam giới. Vitamin D thường được gọi là “hormone hạnh phúc” vì ánh sáng mặt trời làm tăng mức serotonin, từ đó có thể khiến chúng ta hạnh phúc hơn” – ông cho biết thêm.
Serotonin – hormone hạnh phúc tự nhiên của cơ thể là một chất hóa học và chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong cơ thể con người. Người ta tin rằng nó giúp điều chỉnh tâm trạng và hành vi xã hội, sự thèm ăn, tiêu hóa, giấc ngủ, trí nhớ. Thiếu hụt serotonin là một nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về tâm trạng và cảm xúc.