Luật sư cho biết, theo điều 39 bộ luật tố tụng Dân sự, bạn có thể nộp đơn ly hôn tại tòa án nơi bị đơn đang cư trú hoặc làm việc. Nếu bạn đang sinh sống ở tỉnh thành khác, bạn có thể nộp đơn tại tòa án nơi bạn đang cư trú (thường trú hoặc tạm trú), phù hợp với quy định thẩm quyền của tòa án.
Bạn đọc Thu Hằng
Luật sư tư vấn
Luật sư Đỗ Ngọc Thanh (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn, điều 85 luật Hôn nhân và gia đình quy định vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn.
Trong trường hợp mâu thuẫn vợ chồng đã đến mức không thể hòa giải và không còn cơ hội sửa chữa, ly hôn có thể là quyết định cần thiết để giải thoát cả hai bên khỏi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Khi đã quyết định ly hôn, bạn cần thực hiện các bước thủ tục theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của bản thân và con cái.
Bạn muốn ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên) cần thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương
- Đơn khởi kiện ly hôn đơn phương: Theo điều 56 luật Hôn nhân và gia đình, trong đơn ly hôn, bạn cần nêu rõ lý do tình trạng hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
- Giấy đăng ký kết hôn (bản chính): Để chứng minh tình trạng hôn nhân.
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực) để chứng minh nhân thân.
- Giấy khai sinh của con chung (bản sao có chứng thực): Theo điều 81, điều 84 luật Hôn nhân và gia đình, điều này nhằm xác định quyền nuôi con sau khi ly hôn. Trong đơn bạn cần nêu rõ con tên gì, bao nhiêu tuổi? Nay ly hôn, bạn có yêu cầu gì về giải quyết con chung như có xin được nuôi con không, nghĩa vụ cấp dưỡng của người chồng như thế nào?
- Bằng chứng về việc chồng không chăm sóc gia đình, cờ bạc, rượu chè… đây là chứng cứ quan trọng chứng minh lý do ly hôn.
Nộp đơn ly hôn ở đâu?
- Luật sư Thanh cho biết, theo điều 39 bộ luật tố tụng Dân sự, bạn có thể nộp đơn yêu cầu ly hôn tại tòa án nơi chồng bạn đang cư trú hoặc làm việc. Nếu bạn đang sinh sống tại TP.HCM, bạn có thể nộp đơn tại tòa án nơi bạn đang cư trú (thường trú hoặc tạm trú), phù hợp với quy định thẩm quyền của tòa án.
Thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương
- Nộp đơn và hồ sơ tại tòa án nhân dân có thẩm quyền: Theo điều 56 luật Hôn nhân và gia đình và điều 189 bộ luật tố tụng Dân sự.
- Thụ lý vụ án và hòa giải tại tòa án: Theo điều 205 bộ luật tố tụng Dân sự, sau khi nhận được đơn ly hôn, tòa án sẽ tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành, thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Xem xét quyền nuôi con: Theo điều 81, điều 84 luật Hôn nhân và gia đình tòa án sẽ quyết định người nuôi con dựa trên lợi ích tốt nhất của con trẻ. Nếu con dưới 36 tháng tuổi, quyền ưu tiên thường thuộc về người mẹ, trừ khi mẹ không đủ điều kiện.
Nguồn: thanhnien.vn