Friday, November 22, 2024

Gần 80 triệu “trạm” phát thải di động, gây ô nhiễm nặng nề, cần hạn chế

Việt Nam đang có gần 80 triệu “trạm” phát thải di động, gây ô nhiễm môi trường nặng nề hàng ngày.

Theo dữ liệu của trang IQAir, tình trạng ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn ở Việt Nam luôn nằm ở ngưỡng báo động. Một trong những nguyên nhân lớn gây ra ô nhiễm không khí, đến từ phương tiện giao thông.

Số liệu của Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, hiện cả nước có khoảng 70 triệu xe máy và 6 triệu ô tô sử dụng động cơ đốt trong đăng ký lưu hành. Trong đó, xe máy chưa có quy định kiểm soát khí thải, xả khói đen bao nhiêu cũng được. Đó là những nguồn ô nhiễm không khí rất đáng kể.

Gần 80 triệu “trạm” phát thải di động, gây ô nhiễm nặng nề, cần hạn chế

Đến nay xe máy chưa có quy định kiểm soát khí thải, xả khói bao nhiêu cũng được.

Kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu động cơ, là các phản ứng cháy không hoàn toàn, sản sinh ra nhiều sản phẩm trung gian và nhiều tạp chất, phát tán vào môi trường như cacbon, sunphua, nitơ, lưu huỳnh và các hợp chất kim loại như chì… rất độc hại. Theo tính toán, một chiếc xe máy được coi là tiết kiệm xăng nhất hiện nay, sẽ tiêu tốn khoảng 1,6 lít/100km. Riêng với khí CO2 (carbon dioxide), mỗi lít xăng sau khi đốt cháy sẽ thải hơn 2kg vào khí quyển.

Tại Việt Nam, ước tính hàng năm, xe máy “đốt” hơn 5 tỷ USD xăng, thải ra một lượng khí thải khổng lồ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe người dân, “góp phần” đưa đất nước lọt vào danh sách những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới.

Hiện tại thị trường Việt Nam vẫn tiêu thụ gần 3 triệu xe máy mỗi năm, trong đó chiếm tới 90% là xe máy xăng. Hơn 90% thị phần xe máy tại Việt Nam thuộc về 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là: Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM. Trong đó, Honda chiếm thị phần áp đảo đến hơn 80%. Sử dụng càng nhiều xe máy xăng thì doanh nghiệp xe máy như Honda càng hưởng lợi.

Gần 80 triệu “trạm” phát thải di động, gây ô nhiễm nặng nề, cần hạn chế

Những “trạm” phát thải di động, chuẩn bị “đi vào hoạt động”. (Ảnh minh họa)

Với gần 30 năm phát triển và được ưu đãi quá nhiều, đã mang lại rất nhiều lợi nhuận béo bở cho các doanh nghiệp sản xuất xe máy xăng FDI. Để đạt cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đòi hỏi chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch. Với lĩnh vực giao thông, xe sử dụng năng lượng điện đóng vai trò cốt lõi. Tuy nhiên, 5 doanh nghiệp xe máy xăng FDI chẳng có ý định chuyển đổi. Việc chuyển đổi sang xe máy điện có thể là một “ván cược” đầy rủi ro với họ. Coi như phải làm lại từ đầu, chi phí dành cho phát triển, sản xuất và thương mại sẽ đội lên nhiều lần, đối mặt với nguy cơ giảm doanh số, giảm thị phần. Vì vậy, cứ tập trung vào xe xăng để kiếm lợi nhuận, mặc kệ ô nhiễm môi trường và cũng chẳng phải chịu bất kỳ sức ép nào.

Dự báo xe máy vẫn là phương tiện giao thông chính tại Việt Nam trong nhiều năm nữa. Việt Nam sẽ tiến tới mốc 100 triệu xe máy trong 10 năm tới. Vì vậy, thúc đẩy nhanh chuyển đổi sang giao thông xanh và tiến tới “đóng cửa” các nguồn phát thải này là rất cấp bách, để làm trong lành môi trường sống.

Theo các chuyên gia kinh tế, Chính phủ sớm ban hành chính sách khuyến khích chuyển đổi nhanh sang xe máy điện và hạn chế xe máy xăng. Đây không chỉ là giải pháp làm giảm ô nhiễm môi trường mà còn mở hướng cho sự phát triển của ngành công nghiệp xe máy thời kỳ mới.

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img