Đôi chân tuy cách xa trái tim nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau. Vấn đề sức khỏe ở chân có lẽ là do trái tim gửi cho chúng ta tín hiệu cảnh báo.
Đằng sau nhiều căn bệnh về chân ẩn chứa những nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chú ý đến sức khỏe của chân là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim.
Trái tim của chúng ta giống như “động cơ” của cơ thể, và các mạch máu giống như “ống dẫn”. Khi tim hoặc mạch máu có vấn đề, điều đầu tiên bị ảnh hưởng thường là cơ quan xa tim nhất – đôi chân. Các vấn đề thường gặp ở chân, chẳng hạn như đau cách hồi, phù chi dưới, loét chân… có thể cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hiện tượng này thường biểu hiện tình trạng xơ cứng động mạch hoặc hẹp động mạch ở chi dưới, khiến máu không thể lưu thông thuận lợi đến chân, dẫn đến cơ bị “thiếu oxy”. Xơ cứng động mạch thường liên quan đến việc tăng tỷ lệ mắc bệnh tim.
Tiếp theo, phù chi dưới, đặc biệt là phù chi dưới một bên, rất có thể là biểu hiện của huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Huyết khối ngăn chặn sự quay trở lại của máu tĩnh mạch, khiến máu và dịch mô tích tụ ở chân. Một khi huyết khối tĩnh mạch sâu vỡ ra, nó có thể chảy theo máu và đi vào tim hoặc phổi, gây ra chứng nhồi máu cơ tim hoặc tắc mạch phổi gây tử vong.
Không phải tất cả các vấn đề về chân đều xuất phát từ bệnh tim mạch và một số cảm giác khó chịu ở chân có thể đơn giản là do những nguyên nhân như căng cơ hoặc viêm khớp. Nhưng nếu có các triệu chứng tái phát như đi khập khiễng, sưng tấy, đau nhức hoặc loét ở chân thì bạn cần cảnh giác hơn và đến bệnh viện thăm khám kịp thời để kiểm tra khả năng mắc bệnh tim mạch. Việc phát hiện sớm và can thiệp sớm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.
Nguồn: vtv.vn