Monday, November 25, 2024

Vì sao một mỏ cát tại Quảng Nam được đấu giá lên đến 370 tỷ đồng

Mỏ cát ĐB2B ở xã Điện Thọ (Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) được đưa ra đấu giá với giá khởi điểm 1,2 tỉ đồng nhưng chốt phiên tới 370 tỉ đồng.

Ngày 18/10, UBND Thị xã Điện Bàn cùng đơn vị đấu giá đã tổ chức buổi đấu giá tài sản là cát xây dựng tại điểm mỏ ĐB2B ở xã Điện Thọ. Theo thông tin từ đơn vị tổ chức đấu giá, mỏ cát này có diện tích 6,04 ha với trữ lượng theo kế hoạch được phê duyệt là 159.000 mét khối.

Cách đây nhiều năm, điểm mỏ ĐB2B này từng được một công ty thực hiện việc khai thác khoáng sản cát và sau đó đã được chính quyền địa phương yêu cầu hoàn thổ theo quy định.

Vì sao một mỏ cát tại Quảng Nam được đấu giá lên đến 370 tỷ đồng

Việc đấu giá quá cao khiến nhiều doanh nghiệp quan ngại đến việc bỏ cọc. (Ảnh minh họa)

Giá khởi điểm của phiên đấu giá là R =5%, bước giá 0,8%. Doanh nghiệp tham gia phiên đấu giá phải đặt trước số tiền 242,8 triệu đồng.

Thông tin UBND Thị xã Điện Bàn, phiên đấu giá mỏ cát kết thúc vào lúc 4 giờ sáng ngày 19/10 sau khi trải qua 200 vòng đấu. Đặc biệt hơn, giá khởi điểm của mỏ cát là 1,2 tỉ đồng, được chốt giá 370 tỉ đồng, ở mức 1.534,6% so với giá khởi điểm và doanh nghiệp trúng thầu có trụ sở tại TP. Đà Nẵng.

Theo một số doanh nghiệp, sáng 18/10 có nhiều đơn vị tham gia đấu giá nhưng sau đó kết quả đấu giá quá cao nên đã rút lui. Cụ thể, có 6 doanh nghiệp liên tục bỏ giá cao, gồm Công ty TNHH VL XD Khoáng sản Miền Trung (TP Đà Nẵng); Công ty TNHH Xây lắp, Thương mại và Dịch vụ Tân Nguyên Văn (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam); Công ty CP Đầu tư tư vấn thăm dò địa chất Trung Trung Bộ (TP Đà Nẵng); Công ty CP Nông Sơn FARM (huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam); Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Bá Anh (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam).

Cuối cùng, Công ty CP MT Quảng Đà (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) là đơn vị trúng đấu giá mỏ cát với số tiền đấu giá là 370 tỉ đồng.

Lãnh đạo thị xã Điện Bàn cho hay, địa phương rất bất ngờ với kết quả trúng đấu giá cao như vậy.

Vì sao một mỏ cát tại Quảng Nam được đấu giá lên đến 370 tỷ đồng

Tình trạng khan hiếm cát xây dựng tại Quảng Nam đã diễn ra trong một thời gian dài.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản cũng đã đặt dấu hỏi về mục đích của các đơn vị tham gia đấu giá, đẩy giá quá cao so với thực tế. Bởi lẽ, hiện nay mức giá cát theo UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt là 150.000 đồng/m3.

Nếu tính đúng theo mức trúng đấu giá tiền cấp quyền khai thác là 370 tỉ đồng như trên, giá cát tương đương sẽ là hơn 2,3 triệu đồng/m3. Ngoài ra, chưa kể phải kèm theo các chi phí thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, chi phí khai thác,… thì doanh nghiệp bán ra với giá hơn 2,3 triệu đồng/m3 mới có lãi.

Điều này có thể khiến giá cát trên thị trường tăng cao, gây khó khăn cho người có nhu cầu xây dựng. Tình trạng giá khoáng sản tại Quảng Nam tăng cao thời gian qua đã khiến các doanh nghiệp đau đầu trong việc thi công.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng lo ngại việc bỏ cọc phiên đấu giá. Vì vậy, các doanh nghiệp đề nghị cần giám sát, có chế tài xử lý đối với đơn vị tham gia đấu giá, bỏ giá cao rồi bỏ cọc.

Về vấn đề này, ông Lê Văn Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã giao các cơ quan chức năng của tỉnh vào cuộc xem xét, nếu có sai phạm thì xử lý nghiêm. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các ngành chức năng tham mưu triển khai các biện pháp để kiểm soát giá cả phù hợp trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hiếm vật liệu, đẩy giá cao làm khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Theo ông Bùi Ngọc Ảnh – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường sở đã nắm vụ việc và theo dõi suốt quá trình diễn ra phiên đấu giá và đã có báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Ông Ảnh cho biết, Sở Tài nguyên và Môi trường đang hoàn chính báo cáo để lãnh đạo tỉnh giao nhiệm vụ các ngành kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật.

“Ngành đề nghị tỉnh chỉ đạo thị xã Điện Bàn chưa công nhận kết quả trúng giá giá mà rà soát lại toàn bộ quy trình đấu giá và các quy định có liên quan. Đồng thời, sẽ xem xét có sự bất thường nào khác giống trường hợp này không, để kiến nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan xử lý nếu có việc thâu tóm thị trường nguyên vật liệu, xử lý theo quy định”, ông Ảnh cho hay.

Thời gian qua giá cát xây dựng ở Quảng Nam, đặc biệt là vùng Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên… liên tục biến động. Cát khan hiếm do việc địa phương siết chặt các quy định, nhiều mỏ cát hết thời gian khai thác khiến nhiều thời điểm giá được đẩy cao ngất ngưỡng.

Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam có gì?

Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường nhận thấy cuộc đấu giá kéo dài và mức trúng đấu giá cao bất thường, trong khi đó hiện nay và trong thời gian đến trên địa bàn tỉnh thiếu vật liệu cát phục vụ xây dựng các công trình.

Do đó, để tránh trường hợp đơn vị trúng đấu giá cố tính kéo dài việc thực hiện hồ sơ, thủ tục liên quan đến cấp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc không thực hiện hồ sơ, thủ tục cấp phép, cũng như giá vật liệu liệu cát cao bất thường, Sở Tài nguyên và Môi trường kính đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND thị xã Điện Bàn tạm thời chưa ban hành Quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với điểm mỏ ĐB2B, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các Sở có liên quan, UBND thị xã Điện Bàn rà soát lại các hồ sơ, thủ tục, quy trình liên quan đến việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với điểm mỏ ĐB2B, trong đó có vấn đề năng lực tài chính của đơn vị trúng đấu giá quy định tại Điều 53 Luật Khoáng sản năm 2010.

Giao Công an tỉnh xem xét điều tra nếu các đơn vị tham gia đấu giá có có dấu hiệu thao túng thị trường, đẩy giá vật liệu cát trên địa bàn tỉnh cao bất thường hoặc làm khan hiếm vật liệu cát, ảnh hưởng đến việc đầu tư xây dựng các công trình đối với trường hợp nêu trên; xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

 
 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img