Wednesday, November 6, 2024

Lớp học được mở trong… căn tin, ngoài vườn trường

Để dạy học trò môn hoạt động trải nghiệm, chủ đề an toàn vệ sinh thực phẩm, cô giáo tổ chức lớp học ở căn tin trường, để các em được quan sát, thực hành cách nhận biết thực phẩm an toàn.

Những lớp học được mở trong… căn tin, trên sân bóng đá, hay trên sân trường, trong vườn trường… tại Trường tiểu học Thuận Kiều, quận 12, TP.HCM đã mở rộng định nghĩa về một lớp học trong trường tiểu học, với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Học ở căn tin rất vui

Lớp học, không chỉ là trong các bức tường với bảng và phấn; với các dãy bàn ghế được sắp xếp ngăn nắp một cách truyền thống như bao lâu nay. Trong sự sáng tạo, đổi mới của các giáo viên Trường tiểu học Thuận Kiều, học trò được học trong không gian thoáng đãng của cây cối, của sân cỏ nhân tạo, các phòng học tương tác và độc đáo hơn nữa là được học trong căn tin với đủ loại thực phẩm…

Lớp học được mở trong... căn tin, ngoài vườn trường

ẢNH: PHƯƠNG HÀ

Lớp học được mở trong... căn tin, ngoài vườn trường

Học ở căn tin thật vui

ẢNH: PHƯƠNG HÀ

Hội thi “Giáo viên đổi mới, sáng tạo” diễn ra tại Trường tiểu học Thuận Kiều, quận 12, từ hôm 23.10 tới nay và được đông đảo giáo viên hưởng ứng. Với chủ đề “Khơi nguồn ý tưởng sáng tạo của trẻ từ sự đổi mới của thầy cô giáo trong giảng dạy”, mỗi giáo viên tham gia hội thi cần thiết kế kế hoạch bài dạy và tổ chức một tiết dạy, một hoạt động giáo dục theo kế hoạch giáo dục trong thời lượng 35 phút.

Hôm 31.10, cô Ngô Thị Hoa, lớp 3/5, đã tổ chức lớp học trong căn tin trường học và sân trường. Tiết học môn hoạt động trải nghiệm của lớp 3, chủ đề “An toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm” được học sinh yêu thích khi cô Hoa đã thay đổi không gian lớp học truyền thống thành không gian mở. Các em được vào căn tin – nơi hàng ngày chỉ để mua đồ ăn, nước uống, thành nơi có thể sinh hoạt, học tập và tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thay vì chỉ được tuyên truyền về lý thuyết, các em được cầm, quan sát thực phẩm, nhận biết đâu là những đồ ăn nên mua hàng ngày.

Lớp học được mở trong... căn tin, ngoài vườn trường

Lớp học được mở trong căn tin

ẢNH: PHƯƠNG HÀ

Hôm 29.10, trong tiết học toán ở lớp 1/5, cô Nguyễn Thị Thanh Thảo đã ứng dụng bài giảng Elearning, khai thác các tính năng của bảng tương tác trong dạy học môn toán, bài “Số 8”. Cô Thảo ứng dụng công nghệ trong tiết dạy, phần khởi động và giữa các hoạt động trong tiết học toán, các em được xem video về thông tin về mô tả một số loài động vật và kết nối với những con số các em đã học được giáo viên tạo từ công nghệ AI.

Ở phần khám phá, học sinh thực hành thao tác trên bộ đồ dùng để lập số 8; tham gia trò chơi kéo thả, điền số với ứng dụng bảng tương tác và phần mềm Ispring Suite để đọc, đếm số 8…

Hay ngày 1.11, cô Lê Thị Vuốt, giáo viên mỹ thuật lớp 5/2, ứng dụng mô hình “Học tập kết hợp” vào dạy học môn mỹ thuật lớp 5 “Những sắc màu thiên nhiên”. Cô và trò cùng học tập, thực hành ở vườn trường với đủ loại cây cối, học sinh được thực hành trên chính những sản phẩm lá cây ở vườn.

Lớp học được mở trong... căn tin, ngoài vườn trường

Lớp học được mở trong... căn tin, ngoài vườn trường

Lớp học được mở trong... căn tin, ngoài vườn trường

Những lớp học được tổ chức ở sân trường, vườn trường

ẢNH: PHƯƠNG HÀ

Sự sáng tạo, đổi mới của các giáo viên tiểu học khiến học trò bất ngờ. Như hôm 28.10, cô Trương Thị Thùy Dương còn tổ chức tiết học cho lớp 4/5 ở sân bóng đá của trường. Điểm độc đáo, đây không phải tiết giáo dục thể chất mà là tiết toán. Việc ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược; thay đổi không gian lớp học vào dạy học môn toán lớp 4 bài “Số lần lặp lại của một sự kiện” ở sân bóng đá của cô Dương khiến học trò và những thầy cô giáo dự giờ đều thấy thú vị.

Giáo viên không dạy trước, dạy thử trước tiết dự thi

Cô Lê Thị Thoa, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Kiều, quận 12, cho biết hội thi được tổ chức dựa trên sự tự nguyện tham gia của giáo viên. Nhà trường đặt ra những yêu cầu để đảm bảo tính trung thực, khách quan. Trong đó, các giáo viên không được tổ chức dạy trước, dạy thử tiết dự thi.

“Nội dung thi của giáo viên phải đảm bảo thể hiện rõ nét sự đổi mới, sáng tạo trong việc tổ chức giảng dạy, giáo dục gồm: tiết dạy sáng tạo; dự án dạy học sáng tạo; sáng tạo trong công tác kiểm tra – đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin sáng tạo; xây dựng/lựa chọn môi trường/không gian học tập sáng tạo nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, cô Thoa cho hay.

Lớp học được mở trong... căn tin, ngoài vườn trường

Tiết toán được tổ chức trên sân bóng đá

ẢNH: PHƯƠNG HÀ

Lớp học được mở trong... căn tin, ngoài vườn trường

Lớp học được mở trong... căn tin, ngoài vườn trường

Giáo viên, học sinh ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết học

Lớp học được mở trong... căn tin, ngoài vườn trường

Giáo viên và học sinh thỏa sức sáng tạo trong các tiết học mở

ẢNH: PHƯƠNG HÀ

Cô Thoa cho biết thêm nhà trường phát huy lợi thế sẵn có về cơ sở vật chất để giáo viên thỏa sức sáng tạo khi tham gia hội thi. Các thầy cô được chủ động lựa chọn địa điểm tổ chức, có thể ngay tại phòng lớp học hay “lớp học mở” tại sân bóng, căn tin, sân trường, thư viện, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, các phòng học bộ môn… phù hợp với nội dung đăng ký. Nhà trường khuyến khích giáo viên mời phụ huynh tham dự các tiết dự thi nhằm thực hiện hoạt động “Trường học mở, lớp học mở”.

Hội thi “Giáo viên đổi mới, sáng tạo” tại Trường tiểu học Thuận Kiều, quận 12 diễn ra từ ngày 23.10 đến 15.11.2024. Đúng vào dịp 20.11 – Ngày nhà giáo Việt Nam – nhà trường sẽ vinh danh, khen thưởng các giáo viên.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img