Thursday, November 14, 2024

TP.HCM không biết chính xác có bao nhiêu bệnh nhân ung thư tử vong

Bệnh nhân ung thư thường không tử vong tại bệnh viện điều trị ung thư mà xin về nhà rồi tử vong, hoặc tử vong ở một bệnh viện khác do những biến chứng nên cơ quan y tế khó có thể ghi nhận. Nhưng từ bây giờ TP.HCM có thể ghi nhận được số liệu này.

Tại hội thảo kết nối mạng lưới ghi nhận ung thư tại TP.HCM năm 2024 ngày 13.11, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nhận định ung thư là một trong những gánh nặng bệnh tật và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với 10 triệu người tử vong trên thế giới.

Theo số liệu Việt Nam ghi nhận, năm 2022 cả nước ghi nhận gần 180.000 ca mắc ung thư mới. Riêng TP.HCM năm 2018 ghi nhận có gần 10.000 người mắc mới ung thư.

TP.HCM không biết chính xác có bao nhiêu bệnh nhân ung thư tử vong

TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM tại hội thảo

ẢNH: DUY TÍNH

Theo TS-BS Vĩnh Châu, năm 2018, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM phối hợp với các tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế thu thập dữ liệu bệnh nhân ung thư từ 27 bệnh viện công, 4 bệnh viện tư nhân. Từ đó vẽ ra được bức tranh ung thư của TP.HCM và Hà Nội.

Việc ghi nhận này đã giúp nhà quản lý biết về gánh nặng các loại ung thư, xu hướng phát triển của từng loại ung thư, khảo sát nghiên cứu nguyên nhân để có giải pháp. Nhưng hiện công tác điều trị kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư còn nhiều hạn chế và tốn kém. Do đó, việc phát hiện ra các yếu tố nguy cơ để tăng cường công tác truyền thông giáo dục để làm giảm các yếu tố nguy cơ là quan trọng.

Theo ông, để làm giảm yếu tố nguy cơ thì phải biết được thật sự đang có bao nhiêu bệnh nhân ung thư. Vì hiện bệnh nhân ung thư đến bệnh viện được ghi nhận và điều trị rồi xong. Bệnh nhân ung thư không tử vong ở bệnh viện mà điều trị xong rồi về, có thể tử vong tại nhà hoặc tại một bệnh viện khác do những biến chứng của ung thư.

“Nhưng hỏi hiện TP.HCM có bao nhiêu ca chết do ung thư thì khó trả lời, mặc dù chúng ta có ước đoán bệnh nhân xin về là tử vong. Cũng không thể biết được loại ung thư nào ở nam, nữ là quan trọng, mắc nhiều, tử vong nhiều. Loại ung thư nào điều trị thì thời gian sống kéo dài hơn, hoặc ngắn đi… “, TS-BS Vĩnh Châu đặt vấn đề.

TP.HCM không biết chính xác có bao nhiêu bệnh nhân ung thư tử vong

Bệnh nhân đi khám ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM

ẢNH: HOÀI NHIÊN

TS-BS Vĩnh Châu thông tin thêm, đến năm 2019, 2020 việc thu thập số liệu ung thư ngưng vì do đại dịch Covid-19. Nhưng năm nay, TP.HCM sẽ tái khởi động chương trình nhưng ở mức độ cao hơn.

Trong đề án chuyển đổi số của TP.HCM có nhiều dữ liệu rất quan trọng để có thể chăm sóc sức khỏe người dân tốt hơn. Trong đó có những thu thập số liệu ung thư và số liệu tử vong thật sự của ung thư là bao nhiêu phần trăm là câu hỏi đặt ra và phải thực hiện hôm nay và sau đó.

“Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện Ung bướu cùng Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) xây dựng cơ sở dữ liệu lớn cho cả TP.HCM và tương lai là phía nam. Cơ sở dữ liệu có nhiều cấp khác nhau, ban đầu là dữ liệu ung thư chung, tiếp theo đi sâu vào phân tích từng loại ung thư, các giai đoạn tiến triển và yếu tố nguy cơ… “, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các chuyên gia của quốc tế cũng cam kết sẽ giúp TP.HCM tái khởi động thu nhập dữ liệu ung thư để phân tích, lập kế hoạch kiểm soát, ứng phó và xây dựng chính sách phòng chống ung thư. Các chuyên gia nhấn mạnh việc có dữ liệu và chuẩn hóa dữ liệu là rất quan trọng, việc này các đơn vị phải hỗ trợ lẫn nhau.

Lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cũng cho rằng, để có dữ liệu bệnh nhân ung thư thì cần phải có đầu vào, tức ghi nhận ung thư từ các bệnh viện. Tiếp đến là phải có đầu ra, tức bệnh nhân tử vong và được quản lý từ chính quyền. Trong khi Bệnh viện Ung bướu lại không thể quản lý 2 vấn đề này. Chính vì vậy cần có pháp lý, giao nhiệm vụ…

Chăm sóc giảm nhẹ tại cộng đồng cho bệnh nhân ung thư

Hội thảo kết nối mạng lưới ghi nhận ung thư tại TP.HCM năm 2024 do Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM), phối hợp với các chuyên gia của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Nhật Bản đã tổ chức.

Hội thảo kết nối mạng lưới ghi nhận ung thư tại TP.HCM năm 2024 do Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM), phối hợp với các chuyên gia của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Nhật Bản đã tổ chức.

Để ứng phó với ung thư, UBND TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành kế hoạch phòng chống ung thư tại TP.HCM đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Trong đó bao gồm việc chẩn đoán phát hiện sớm, điều trị kịp thời và theo dõi bệnh nhân ung thư. Hình thành mạng lưới chuyên khoa ung thư từ tuyến chuyên sâu đến tuyến cơ sở. Mở rộng hình thành mạng lưới điều trị ung thư vùng.

Hình thành mạng lưới ung thư vùng để quy hoạch phát triển, để người dân, nhất là người dân các tỉnh được chẩn đoán sớm, điều trị tại chỗ, phân cấp chuyển về tuyến cuối ở TP.HCM.

TP.HCM đang chỉ đạo Bệnh viện Ung bướu hình thành mạng lưới chăm sóc, giảm nhẹ cho bệnh nhân tại cộng đồng. Bắt đầu là chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện quận, huyện đã điều trị tại Bệnh viện Ung bướu, tiến tới là chăm sóc giảm nhẹ tại các trung tâm y tế.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img