Thursday, January 2, 2025

Dấu ấn Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên

Thời gian qua, ngành Khoa học và Công nghệ Hưng Yên đã có nhiều dấu ấn, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh.

Tích cực ứng dụng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo để phát triển tỉnh Hưng Yên nhanh và bền vững, góp phần làm nên “Kỳ tích sông Hồng”, hưng thịnh và yên bình. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên năm 2024.

Thành tựu KHCN Hưng Yên

Theo Ông Vũ Tuấn Anh – Giám Đốc Sở KHCN tỉnh Hưng Yên, Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đóng góp tích cực tạo động lực tăng trưởng kinh tế tỉnh Hưng Yên nhiều năm qua.

Dấu ấn Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên

Ông Nguyễn Duy Hưng – PCT UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành thăm gian hàng tại hội nghị tổng kết Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hưng Yên năm 2024

Quản lý nhà nước về KHCN có bước đổi mới, các văn bản quản lý ngày một đầy đủ và hoàn thiện hơn. Các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh được triển khai, áp dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả rõ rệt góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân. Thị trường KHCN của tỉnh ngày càng phát triển. Sở đã tổ chức thành công Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KN ĐMST) tỉnh Hưng Yên năm 2024, thúc đẩy phong trào KNĐMST trên địa bàn tỉnh. Phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh cho 32 sản phẩm tiêu biểu, đặc thù.

Đóng góp của hoạt động KHCN&ĐMST cho tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh thông qua tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) ở mức trên 50% (giai đoạn 2015-2019, bình quân đạt 41,33%; giai đoạn 2020-2021 bình quân đạt 66,16%); chỉ số ĐMST cấp địa phương (PII) của tỉnh Hưng Yên năm 2023 đạt 42,52 điểm, xếp hạng 18/63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Năm 2024, chỉ số chuyển đổi số của Sở đứng thứ 2 trong nhóm các sở, ngành tỉnh, chỉ số cải cách hành chính và các chỉ số liên quan đều đứng thứ hạng cao trong nhóm các sở, ngành qua đó thể hiện sự phát triển không ngừng của ngành KHCN tỉnh Hưng Yên.

Thực hiện chính sách về xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất, những năm qua, Sở KHCN tỉnh Hưng Yên đã phối hợp nhiều địa phương trong tỉnh xây dựng và phát triển thương hiệu, nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh, giá trị nông sản trên thị trường, tạo đà cho nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững.

Giám đốc Sở KHCN tỉnh Hưng Yên cho biết, đến nay, Hưng Yên đã hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho 25 sản phẩm nông sản chủ lực, đặc thù của tỉnh, bao gồm: Một chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng; 11 nhãn hiệu chứng nhận: Nghệ Chí Tân-Khoái Châu, Vải lai chín sớm Phù Cừ, Mật ong hoa nhãn Hưng Yên, Vải trứng Hưng Yên, Long nhãn Hưng Yên, Cam Hưng Yên, Sen Hưng Yên…; 13 nhãn hiệu tập thể: Tương Bần, Quất cảnh – Cam – Hoa cây cảnh Phụng Công Văn Giang; Gà Ðông Tảo; Hoa cây cảnh Xuân Quan, Dược liệu Nghĩa Trai-Văn Lâm, Dược liệu Khoái Châu…

Dấu ấn Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên

Vùng sản xuất vải trứng Hưng Yên – Thương hiệu đã được bảo hộ độc quyền

Phần lớn các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể được hỗ trợ xây dựng hệ thống mã số, mã vạch giúp quản lý, giám sát, truy xuất nguồn gốc, nâng cao uy tín và giá trị cho sản phẩm… sau khi được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đều được đưa vào khai thác đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, hợp tác xã

Ông Nguyễn Xuân Hải – Phó Giám đốc Sở KHCN tỉnh Hưng Yên chia sẻ, trong phát triển KHCN&ĐMST, tỉnh Hưng Yên rất quan tâm đến hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) phát triển. Điều này thể hiện qua một số quy định, chính sách như: Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch phát triển hệ sinh thái KNĐMST; Chương trình phát triển thị trường KHCN;…

Dấu ấn Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên

Hội thảo Khoa học của Sở KHCN Hưng Yên

Nhờ có những cơ chế, chính sách phù hợp, mà hàng chục tỷ đồng đã được hỗ trợ cho các doanh nghiệp, HTX trong ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như Công ty TNHH Hanvet, Traphaco, Fago, HTX gà Đông Tảo;…

Việc các cơ chế, chính sách về KHCN& ĐMST được ban hành và áp dụng đem lại nhiều tích cực đối với sự phát triển của doanh nghiệp, HTX sẽ có nhiều cơ hội để tiếp cận với nguồn vốn, công nghệ hiện đại hơn.

Đa số các quy định hỗ trợ doanh nghiệp, HTX hiện nay vẫn phải thông qua nhiệm vụ KHCN, mà không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có đủ năng lực, tâm huyết để làm nhiệm vụ KHCN. Quy định xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ KHCN cũng đang gây khó khăn cho việc thực hiện các nhiệm vụ KHCN.

Hiện nay, Sở KHCN tỉnh Hưng Yên đang tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan như Tỉnh đoàn, HLH phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, HHDN tỉnh,…để triển khai các nội dung hỗ trợ các yêu cầu từ các doanh nghiệp, HTX. Sở cũng thường xuyên rà soát, tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các quy định hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là quy định về xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ KHCN; cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX không qua nhiệm vụ KHCN.

Với những thành tựu đã được thời gian qua, Ngành KHCN Hưng Yên đã có những đóng góp quan trọng trong thực hiện các khâu đột phá, giải quyết những vấn đề trọng tâm của tỉnh, tạo động lực tăng trưởng kinh tế, để Hưng Yên vươn mình hội nhập trong kỷ nguyên dân tộc.

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Bùi Xuân Sử ở thôn Nễ Châu, xã Hồng Nam, TP. Hưng Yên là người đam mê, sống vì cây nhãn. Cho đến nay 7ha nhãn hữu cơ của ông và các thành viên HTX Nhãn lồng Nễ Châu với khoảng 1.700 cây nhãn cổ, tuổi cây từ 30 đến 50 năm, cho sản lượng khoảng 140 tấn

Vườn nhãn gia đình ông Sử rộng tầm 1 ha, có khoảng 300 gốc, trồng nhãn theo quy trình hữu cơ được 4 năm. Ông Sử cho biết. Đến năm 2017, Hồng Nam có lô nhãn đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Sau đó là châu Á, châu Âu, đi vào những thị trường khó tính như Singapore, Australia, Anh, Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Nhật Bản…thông qua một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Lượng nhãn quả tươi trồng theo quy trình hữu cơ của ông Sử đã được doanh nghiệp lựa chọn để kiểm tra các chỉ tiêu, xuất sang thị trường Pháp. Vườn nhãn ông Sử là mô hình đầu tiên ứng dụng chế phẩm Nano Bạc S500 sản xuất sản phẩm nhãn an toàn trong vùng xuất khẩu thị trường Mỹ. Hoàn toàn không sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học. Theo ông Sử: Chăm sóc cây nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP chăm bón nhàn hơn chăm sóc theo tiêu chuẩn hữu cơ gấp nhiều lần. Trước thu hoạch đem mẫu đất, mẫu nước đi kiểm tra đạt chuẩn đã đành, mừng nhất là gửi mẫu quả đi thử hơn 819 chỉ tiêu, tất cả đều đạt theo những yêu cầu hữu cơ khắt khe nhất.

Gia đình ông Sử chuyển từ nhãn VietGAP sang hữu cơ từ năm 2017 và đã từng thất bại, ông Sử cũng luôn nghĩ, từ trồng nhãn truyền thống đến nhãn VietGAP đã là một cuộc cách mạng lớn lắm rồi. Mùa nhãn năm trước, cả 300 gốc nhãn của ông Sử đã là nhãn hữu cơ. Đang vào chính vụ, ước tính sản lượng khoảng từ 15 – 17 tấn, lợi ích kinh tế gấp đôi so với làm nhãn thông thường.

Dấu ấn Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên

Đoàn công tác Sở KHCN Hưng Yên thăm mô hình vườn nhãn hữu cơ của ông Sử

Được biết khi vào mùa nhãn chín, nhiều đoàn khách của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán các nước và du khách nhiều tỉnh thành khác về Hưng Yên, được lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo thành phố Hưng Yên giới thiệu đến thăm vườn nhãn của ông Sử, ông cho bày 2 bàn giới thiệu sản phẩm VietGAP và hữu cơ, khách nếm thử hai dòng nhãn và kết quả khi ra về 100% lượng khách đều đặt mua nhãn hữu cơ, dù quả nhãn hữu cơ bán giá đắt gấp hai lần quả nhãn VietGAP.

Ông Sử khẳng định luôn được tỉnh, Sở KHCN tạo điều kiện, hướng dẫn để ông có thành công trong trồng nhãn hữu cơ, đạt thành quả như ngày hôm nay. Ông mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, đặc biệt trong việc xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ. Việc tạo điều kiện tham gia các hội chợ thương mại, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quảng bá và kết nối với các đối tác chiến lược sẽ giúp các sản phẩm OCOP của Hưng Yên khẳng định vị thế trên thị trường, đồng thời góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho người dân địa phương.

 
 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img