Friday, February 21, 2025

Triển lãm đặc biệt ‘những khung hình về biến đổi khí hậu’

Chiều 19.2, lễ khai mạc triển lãm ‘Những khung hình về biến đổi khí hậu’ (do Tổng lãnh sự Vương quốc Hà Lan phối hợp cùng UBND TP.Thủ Đức và Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam tổ chức) đã diễn ra tại công viên bờ sông Sài Gòn (TP.Thủ Đức, TP.HCM).

Triển lãm đặc biệt 'những khung hình về biến đổi khí hậu'

Ông Daniel Stork – Tổng lãnh sự Hà Lan tại TP.HCM chia sẻ về triển lãm cùng Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức

Ảnh: Nhật Thịnh

Tham dự lễ khai mạc triển lãm Những khung hình về biến đổi khí hậu Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam 2023 có ông Daniel Stork – Tổng lãnh sự Hà Lan tại TP.HCM, ông Hoàng Tùng – Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam, Hoa hậu Bảo Ngọc, doanh nhân – người mẫu Helly Tống…

Phát biểu khai mạc, ông Daniel Stork – Tổng lãnh sự Hà Lan tại TP.HCM – lấy một ví dụ về biến đổi khí hậu từ hiện tượng sương mù dày đặc ở TP.HCM vào sáng 19.2, đến tầm chiều lại có mưa trái mùa xuất hiện. “Việt Nam và Hà Lan có những điểm chung là hai quốc gia bị ảnh hưởng mạnh do tác động của biến đổi khí hậu. Với TP.Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung, chúng tôi đã có những hợp tác quan trọng trong lĩnh vực này với TP.Rotterdam tại Hà Lan. Đây không phải là những bức ảnh mang lại sự hứng thú khi chiêm ngưỡng, mà lại là những bức ảnh khá buồn, thể hiện rất rõ những sự thật tàn khốc do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mang tới. Vì thế chúng tôi nghĩ việc tổ chức những sự kiện như thế này là rất quan trọng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ. Tôi rất vui khi rất nhiều bạn trẻ có mặt tại đây”, ông Daniel Stork chia sẻ.

Triển lãm đặc biệt 'những khung hình về biến đổi khí hậu'

Hoa hậu Bảo Ngọc rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung

Ảnh: Nhật Thịnh

Trong khi đó, ông Hoàng Tùng – Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức – cho biết rất ủng hộ triển lãm. Ông cho rằng chủ đề của triển lãm là nội dung quan trọng của TP.Thủ Đức nói riêng và TP.HCM trong thời gian tới.

Triển lãm kể chuyện thông qua nhiếp ảnh, với các tác phẩm của 12 tác giả Duy Anh, Jittrapon Kaicome, Nguyễn Thanh Huế, Ponita Keo, Saobora Narin, Satita Taratis, Savroun Ry, Sirachai Arunrugstichai, Southida Manixay, Trần Thái-Khương, Vân-Nhi Nguyễn, Wan Chantavilasvong. Triển lãm Những khung hình về biến đổi khí hậu tạo ra một không gian cho các tác giả từ Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan có thể cùng làm việc, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Các tác phẩm từ chương trình đào tạo do tổ chức NOOR thực hiện, được Vương quốc Hà Lan và Quỹ Á – Âu (ASEF) bảo trợ.

Một số tác phẩm tại triển lãm Những khung hình về biến đổi khí hậu:

Triển lãm đặc biệt 'những khung hình về biến đổi khí hậu'

Tác phẩm Cánh chim bồ câu của tác giả Saobora Narin, đến từ Campuchia. Nhiếp ảnh gia ghi lại hình ảnh hạn hán do ảnh hưởng của khí hậu gây ra

Ảnh: Nhật Thịnh

Triển lãm đặc biệt 'những khung hình về biến đổi khí hậu'

Cánh rừng ngập mặn cuối cùng của nhiếp ảnh gia Savroun Ry, nói về việc mất và phục hồi rừng ngập mặn ở Campuchia

Ảnh: Nhật Thịnh

Triển lãm đặc biệt 'những khung hình về biến đổi khí hậu'

Người đẹp và heo của tác giả Ponita Keo đến từ Campuchia. Nội dung của những tác phẩm này nhằm mô tả thực tế cuộc sống của những người phụ nữ ở Battambang, một tỉnh lớn với nghề trồng lúa lâu đời. Nhưng vì đối mặt những trở ngại về biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán và lượng mưa khó lường gây gián đoạn nhịp cày cấy canh tác vốn quen thuộc, gây ra mối đe dọa cho mùa màng và sinh kế. Một số người quyết định bỏ nghề và tìm việc làm ở thành phố, nhưng cũng có những người phụ nữ đã ở lại làng, tìm kiếm những nguồn thu nhập bổ sung

Ảnh: Nhật Thịnh

Triển lãm đặc biệt 'những khung hình về biến đổi khí hậu'

Tác giả người Thái Lan Jittrapon Kaicome mang đến triển lãm tác phẩm Những cánh đồng ngô rực cháy. Theo nhiếp ảnh gia này, việc đốt gốc ngô trong quá trình canh tác sản sinh ra một lượng lớn khí thải tương đương với cháy rừng. Hoạt động canh tác này không chỉ gây ra rủi ro sức khỏe cho cộng đồng mà còn góp phần đáng kể vào ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu khi việc đốt đồng thải ra một lượng lớn carbon dioxide. Bên cạnh đó, việc lấy đất trồng ngô dẫn đến nạn phá rừng nghiêm trọng

Ảnh: Nhật Thịnh

Triển lãm đặc biệt 'những khung hình về biến đổi khí hậu'

Những hình ảnh trong tác phẩm Thế giới song song của tác giả người Thái Lan Satita Taratis. Trên vùng đất từng sinh sống, trước đây người dân có thể bắt được tôm, cua chỉ với hai bàn tay trắng. Nhưng giờ đây, đất đai trù phú đã không còn nữa, tất cả bị nuốt chửng như một kết quả của tác động từ con người. Nền văn minh nhân loại đã tạo ra những tác động không thể đảo ngược đối với cửa sống Chao Phraya trên phạm vi rộng. Qua loạt ảnh, tác giả đặt ra câu hỏi: “Biến đổi khí hậu, nếu chúng ta không thể nhìn hoặc thấy được ngay trước mắt, liệu chúng ta có thể cảm nhận được những tác động mạnh mẽ của nó đến với cuộc sống của mình không?”

Ảnh: Nhật Thịnh

Triển lãm đặc biệt 'những khung hình về biến đổi khí hậu'

Bệnh nhựa đại dương của tác giả Thái Lan Wan Chantavilasvong, nói về tình trạng rác thải nhựa ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đại dương

Ảnh: Nhật Thịnh

Triển lãm đặc biệt 'những khung hình về biến đổi khí hậu'

pH 7.8 của tác giả Sirachai Arunrugstichai nhắc đến vấn đề tác động của quá trình axit hóa đại dương đối với môi trường biển trong 2 thập kỷ qua

Ảnh: Nhật Thịnh

Triển lãm đặc biệt 'những khung hình về biến đổi khí hậu'

Tác giả người Lào Southida Manixay với những bức hình liên quan đến vấn nạn rác thải rắn xảy ra ở Lào

Ảnh: Nhật Thịnh

Triển lãm đặc biệt 'những khung hình về biến đổi khí hậu'

Con tôm ôm cây lúa của tác giả Nguyễn Thanh Huế chia sẻ câu chuyện thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo tác giả, mô hình “con tôm ôm cây lúa” trồng lúa tôm được chứng minh hiệu quả, bền vững và thân thiện với môi trường

Ảnh: Nhật Thịnh

Triển lãm đặc biệt 'những khung hình về biến đổi khí hậu'

Tác giả Vân Nhi Nguyễn chia sẻ câu chuyện liên quan đến việc thích ứng với nắng nóng cực đoan qua bộ ảnh Đến và thấy. Việc thích nghi với sự mệt mỏi do nóng bức đòi hỏi con người phải tự bảo vệ bản thân, nhưng hệ quả cũng trở nên rõ ràng khi gia tăng tiêu thụ nhựa dùng một lần, mua sắm quá mức, khai thác cạn kiệt tài nguyên…

Ảnh: Nhật Thịnh

Triển lãm đặc biệt 'những khung hình về biến đổi khí hậu'

Tác giả Trần Thái Khương mang đến triển lãm tác phẩm Nước mắt của Rồng, chương 1 với những hình ảnh của những người thợ khoan giếng nước, nói về tình trạng thiếu nước ngọt của người dân ở Cà Mau

Ảnh: Nhật Thịnh

Triển lãm đặc biệt 'những khung hình về biến đổi khí hậu'

Rỉ sét của tác giả Duy Đào, chia sẻ câu chuyện biến đổi khí hậu gây nắng nóng, lượng mưa giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của những người dân tộc Raglai tại Phan Dũng (Bình Thuận)

Ảnh: Nhật Thịnh

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img