Friday, April 4, 2025

Thời điểm nào nguy hiểm nhất trên một chuyến bay?

Bay vút trên bầu trời, không có gì bên dưới, ngoài 10.000m không khí loãng, là một nơi nguy hiểm nhưng đạt tới độ cao đó không phải là lúc nguy hiểm nhất trên một chuyến bay…

Theo các phi công và chuyên gia hàng không, những nguy hiểm này chỉ xảy ra ở các thời điểm rất cụ thể trong chuyến bay, chủ yếu là cất cánh và hạ cánh.

“Một số người trong chúng tôi, những người luôn được bảo rằng ‘bay là cách di chuyển an toàn nhất’, thực ra hiện tại chúng tôi đang rất sợ”, nghị sĩ Bonnie Watson Coleman, đến từ New Jersey, phát biểu với người đứng đầu Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia Hoa Kỳ (NTSB) tại phiên điều trần giám sát vào ngày 26 tháng 3 liên quan đến an toàn hàng không sau rất nhiều sự cố gần đây.

Thời điểm nào nguy hiểm nhất trên một chuyến bay?

Vụ tai nạn hàng không ngày 29 tháng 1 năm 2025 giữa một chuyến bay của American Airlines và một trực thăng Black Hawk của quân đội Hoa Kỳ gần sân bay Ronald Reagan Washington

ẢNH: Washington Post

Trong số 1.468 vụ tai nạn được Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế ghi nhận vào năm 2024, 770 vụ xảy ra khi hạ cánh và 124 vụ xảy ra khi cất cánh.

Nhà phân tích giao thông của CNN Mary Schiavo cho rằng, tỷ lệ tai nạn cao hơn trong các giai đoạn bay này là do những nguy hiểm vốn có và các thao tác cần thiết để cất cánh và hạ cánh tại sân bay.

“Các sân bay gây ra nhiều căng thẳng hơn cho phi công, kiểm soát viên không lưu và máy bay”, Schiavo nhấn mạnh. Bà cho rằng, hạ cánh nguy hiểm hơn cất cánh vì có ít lựa chọn hơn khi hạ cánh.

“Đó thực sự là thời điểm quan trọng, đặc biệt là khi máy bay đang ở giữa không trung và va chạm…”, Schiavo nói thêm: “Nếu cất cánh, bạn có đường băng. Bạn thấy đường băng ở phía trước. Nhưng hạ độ cao và hạ cánh là thời điểm nguy hiểm nhất”.

Cất cánh và hạ cánh không phải là việc dễ dàng. Các phi công được đào tạo và đào tạo lại để phản ứng nếu có sự cố xảy ra trong những thời điểm quan trọng này.

Theo Dennis Tajer, phát ngôn viên của Hiệp hội phi công đồng minh, đại diện cho các phi công của American Airlines, chúng rất quan trọng đến mức Cục Hàng không Liên bang (FAA) không cho phép bất kỳ cuộc trò chuyện hoặc hoạt động không cần thiết nào dưới độ cao 3.000m.

Quy tắc “buồng lái vô trùng” được FAA ban hành vào năm 1981. Quy tắc này dành thời gian trong những thời điểm quan trọng nói trên để phi công tập trung vào việc cất cánh hoặc hạ cánh máy bay.

Tajer cho biết: “Đối với việc bay thực tế để cất cánh, bạn phải chịu trọng lượng lớn hơn. Bạn đang tăng tốc từ số không đến tốc độ có thể bay”.

Trong khi đó, các phi công biết những rủi ro khi cất cánh và hạ cánh cao như thế nào và không thể coi thường các thời điểm này.

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img