Tuesday, April 22, 2025

Người Việt định cư nước ngoài nhập cảnh Việt Nam bị mất thị thực, phải làm sao?

Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh Việt Nam không may bị mất thị thực thì phải nhanh chóng làm đơn trình bày về việc mất hộ chiếu với công an địa phương nơi mất thị thực hoặc nơi đăng ký tạm trú, đồng thời làm đơn xin cấp thị thực mới.

Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhập cảnh vào Việt Nam, bị mất thị thực phải làm sao?
Người Việt định cư nước ngoài nhập cảnh Việt Nam bị mất thị thực, phải làm sao?

Nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã nhập cảnh vào Việt Nam, bị mất thị thực phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc bị mất

ẢNH: NGUYỄN ANH

Thị thực (không có hộ chiếu thì sẽ không cấp được thị thực vì thị thực được đóng hoặc dán vào hộ chiếu) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo khoản 11 Điều 3 luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện là có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực (trừ các trường hợp miễn thị thực).

Đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm: người Việt Nam có quốc tịch Việt Nam và người nước ngoài có gốc Việt Nam.

Nếu bị mất thị thực thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đi xin cấp thị thực mới. Nếu muốn ở lại lâu dài tại Việt Nam cần phải đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 9 và khoản 1 Điều 7, Điều 10 luật Xuất nhập cảnh, để được xem xét cấp thị thực mới, người đó cần phải đáp ứng điều kiện cấp thị thực, trong đó phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại khác.

Vì vậy, nếu không may làm mất thị thực, người Việt Nam định ở nước ngoài phải nhanh chóng làm đơn trình bày về việc mất hộ chiếu với công an địa phương nơi mất hộ chiếu hoặc nơi đăng ký tạm trú.

Người Việt định cư nước ngoài nhập cảnh Việt Nam bị mất thị thực, phải làm sao?

Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bị mất thị thực mà không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc bị mất, không có giấy tờ thay thế có thể bị phạt

ẢNH: NGUYỄN ANH

Trong đơn ghi rõ tên tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, cơ quan cấp thị thực. Đồng thời, liên hệ với Đại sứ quán nước ngoài xin cấp giấy thông hành, giấy đi đường hoặc hộ chiếu mới và đề nghị cơ quan đại diện lãnh sự có công hàm thông báo hủy hộ chiếu đã mất, đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam cấp lại thị thực xuất cảnh.

Theo đó, nộp hồ sơ gồm công hàm của cơ quan đại diện lãnh sự, và đơn trình bày về việc mất thị thực có xác nhận của công an địa phương cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an, hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kèm theo bản khai theo mẫu của Bộ Công an để xin cấp thị thực mới.

Nếu bị mất thị thực mà không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, không có giấy tờ nào thay thế như thẻ tạm trú, thẻ thường trú… có thể bị trục xuất khỏi Việt Nam nếu cố tình vi phạm với thời gian dài.

Ngoài ra, có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng – 2 triệu đồng theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Về phí, theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định người nước ngoài khi làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp thị thực hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú cho người nước ngoài phải nộp phí theo quy định. Theo đó, phí cấp thị thực và các giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú cho người nước ngoài thu bằng đồng Việt Nam, hoặc USD.

Cụ thể, cấp thị thực có giá trị một lần phí 25 USD, cấp thị thực có giá trị nhiều lần (giá trị không quá 90 ngày đến 5 năm từ 50 USD đến 155 USD/chiếc); thị thực cấp cho người dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn) phí 25 USD.

Trường hợp nào Việt Nam miễn phí thị thực cho người nước ngoài

Theo Điều 5 Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định các trường hợp được miễn phí, lệ phí. Cụ thể:

+ Khách mời (vợ, chồng, con) của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội mời với tư cách cá nhân.

+ Viên chức, nhân viên của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của gia đình họ. Không phân biệt loại hộ chiếu, không phải là công dân Việt Nam và không thường trú tại Việt Nam không phải nộp phí trên cơ sở có đi có lại.

Người Việt định cư nước ngoài nhập cảnh Việt Nam bị mất thị thực, phải làm sao?

Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện là có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực (trừ các trường hợp miễn thị thực)

ẢNH: NHẬT THỊNH

+ Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

+ Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện công việc cứu trợ hoặc giúp đỡ nhân đạo cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

+ Trường hợp cấp thị thực, tạm trú cho người nước ngoài ở Việt Nam vi phạm pháp luật bị xử lý nhưng không có khả năng tài chính và cơ quan đại diện của nước có công dân không chịu kinh phí hoặc không có cơ quan đại diện của nước có công dân vi phạm pháp luật ở Việt Nam.

Các trường hợp được miễn phí, lệ phí, tổ chức thu phí, lệ phí có đóng dấu “miễn thu phí”, “miễn thu lệ phí” (GRATIS) vào thị thực đã cấp.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img