VTV.VN – Bhutan – quốc gia hạnh phúc nhất thế giới – khiến nhiều du khách ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp bình yên, văn hóa đặc sắc và triết lý sống đầy nhân văn.
Hành trình của những tiếng “wow”
Sau 3 tiếng bay từ Hà Nội, máy bay hạ cánh xuống sân bay Paro – nơi được mệnh danh là sân bay khó hạ cánh nhất thế giới bởi địa hình hiểm trở, anh Hoàng Nghĩa Đạt trầm trồ nhớ lại trải nghiệm ấy:
– Mỗi đợt chao cánh của máy bay, đoàn khách chúng tôi cảm chừng như đã chạm sát vào núi đá sừng sững, vừa hồi hộp, vừa trầm trồ bởi sự chắc chắn của vị cơ trưởng điều khiển máy bay.
“Máy bay hạ cánh, đoàn chúng tôi không nghĩ mình đang ở một sân bay” – anh Hoàng Nghĩa Đạt kể. Khác với toàn bộ các sân bay đã từng qua, sân bay Paro khiến anh Đạt ngạc nhiên bởi anh miêu tả nó giống như một kỳ quan hơn là một công trình dân sự.
Sân bay được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, trang trí hoạ tiết cờ hoa rực rỡ cùng nhiều tác phẩm hội hoạ đem tới cảm giác sang trọng và xa hoa giống như một lời chào hỏi đầy nghệ thuật của Bhutan dành tới khách du lịch.


Anh Hoàng Nghĩa Đạt và những trải nghiệm đậm chất Bhutan
Thế nhưng ở Bhutan, điều khiến du khách ấn tượng hơn cả những công trình kiến trúc đồ sộ, chính là nhịp sống chậm rãi và yên bình của vương quốc này. Không tiếng còi xe inh ỏi, không dòng người chen chúc, không những biển quảng cáo rực rỡ tranh giành sự chú ý, đường phố Paro, Thimphu, hay Punakha đều bình yên đến lạ.
Con người Bhutan di chuyển, đi lại thong dong, không vội vã – “dù trời có mưa, người dân Bhutan vẫn an lạc trong bước chân của họ.” – ánh mắt anh Đạt hiện rõ sự thích thú khi nhắc về chi tiết thú vị ấy. Họ có thời gian để mỉm cười, để chào hỏi nhau, để thưởng thức trọn vẹn từng khoảnh khắc.
Văn hoá truyền thống của người Bhutan hiện ra sống động và chân thực trong thường nhật. Anh Đạt ngỡ ngàng khi thấy phần lớn người dân, từ em nhỏ đến người già, từ quan chức đến dân thường, đều mặc trang phục truyền thống Gho và Kira hàng ngày. Không phải sự trưng bày cho khách du lịch, văn hóa truyền thống của Bhutan thực sự là một phần tự nhiên, là hơi thở của cuộc sống.
Mỗi ngôi nhà, tu viện, pháo đài (Dzong) đều tuân thủ kiến trúc cổ xưa, hài hòa với cảnh quan. Dường như thời gian ở đây không trôi theo định luật vật lý thông thường, mà được níu giữ bởi sợi dây của truyền thống và niềm tự hào vô bờ bến.


Cảnh sắc ở Bhutan đẹp hoàn hảo trong từng góc máy
Và dù Bhutan có độ cao địa hình trung bình đứng đầu thế giới – 3.280 m so với mực nước biển nhưng tới Bhutan, du khách không ai cần sử dụng bình oxy để hỗ trợ. Bởi hơn 70% diện tích Bhutan được bao phủ bởi rừng.
Mọi hoạt động sống ở Bhutan dường như đều xoay quanh tự nhiên, không có dấu hiệu nào của sự khai thác quá mức, chỉ có sự chung sống hài hòa cùng một mối giao hảo thiêng liêng giữa con người với trời đất.
Bản giao hưởng của an yên và trí tuệ
Những bất ngờ ban đầu dần dẫn dắt anh Hoàng Nghĩa Đạt đi sâu hơn vào nội hàm của Bhutan, để nhận ra rằng, vẻ ngoài bình yên ấy chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh lớn về triết lý sống độc đáo của họ.
Hạnh phúc ở Bhutan không phải là vật chất, mà là một trạng thái của tâm hồn. GNH (Tổng hạnh phúc quốc gia) – thang đo sự phát triển của Bhutan – không chỉ là một khẩu hiệu khô khan, mà đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, mọi quyết sách của chính phủ và cách sống của người dân.
Người Bhutan có thể không giàu có về tài sản, nhưng họ lại vô cùng giàu có về sự bình an, lòng trắc ẩn và sự biết ơn. “Hãy nhìn cách họ mỉm cười với từng du khách xa lạ như chúng tôi mà xem, hạnh phúc chính là không cần phải đề phòng.” – anh Đạt vui vẻ nhắc.
Sự gắn kết chặt chẽ giữa con người và Phật giáo là một phần không thể tách rời. Không chỉ là tôn giáo, Phật giáo ở Bhutan là lối sống, là đạo đức, là sự định vị chỉ hướng cho mọi hành vi. Mỗi ngôi chùa, mỗi tu viện cheo leo trên vách đá hay mỗi pháo đài uy nghi bên dòng sông đều mang một câu chuyện, một ý nghĩa sâu sắc.
Người dân hành lễ, thiền định, gieo quẻ, và thực hành lòng từ bi một cách tự nhiên như hơi thở. Sự tĩnh tâm trong những không gian thiêng liêng ấy đã gột rửa tâm hồn những vị khách ghé tới Bhutan, giúp họ nhìn lại và tìm về giá trị cốt lõi của cuộc sống.
Sứ mệnh sẻ chia “niềm hạnh phúc”
Trở về từ Bhutan, Giám đốc Điều hành VNA Travel – anh Hoàng Nghĩa Đạt nhận ra mình không hẳn còn là “mình” của trước kia nữa. Chuyến đi ấy đã thay đổi cách anh nhìn nhận về du lịch, về cuộc sống, và đặc biệt là về ý nghĩa đích thực của “hạnh phúc”.
Anh Đạt bộc bạch: “Tôi không còn muốn đi du lịch hay làm du lịch chỉ để khám phá địa danh hay để ghi lại những khung cảnh đẹp, mà tôi – với vị trí là một Giám đốc Điều hành thương hiệu VNA Travel – tôi muốn mang đến một trải nghiệm sâu sắc hơn, chạm đến hạnh phúc cho du khách.”
Với góc nhìn của một người làm du lịch như anh Đạt, Bhutan không chỉ là một điểm đến, mà vương quốc rồng sấm còn là “phương thuốc hạnh phúc” giữa cuộc sống xô bồ vốn đầy áp lực hiện tại. Có quá nhiều người đang tìm kiếm sự bình yên, sự kết nối và ý nghĩa thực sự của cuộc sống, trong khi đó, Bhutan có thể chính là câu trả lời.

VNA Travel đã tổ chức Workshop chào làng du lịch với điểm ấn tượng – Bhutan
Quyết định mở bán sản phẩm Tour du lịch Bhutan với VNA Travel không chỉ là một quyết định kinh doanh, mà đó còn là sứ mệnh. VNA Travel hướng tới tập trung vào những trải nghiệm văn hóa chân thực, những khoảnh khắc tĩnh lặng để thiền định, mở ra những cuộc gặp gỡ ý nghĩa với người dân địa phương và để du khách được hòa mình hoàn toàn vào thiên nhiên hùng vĩ.
Đồng thời, VNA Travel cũng đề cao hành trình du lịch có trách nhiệm, tôn trọng văn hóa và môi trường của Bhutan, để mỗi bước chân của du khách đều góp phần bảo tồn vẻ đẹp và giá trị đích thực của vương quốc này.
Hãy cùng VNA Travel đến Bhutan, để tìm thấy “phiên bản hạnh phúc” của riêng bạn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!