Tuesday, September 10, 2024

Lý giải về nghi thức ‘Thông dạ tế’ trong lễ tang ông Abe Shinzo



Đêm trước ngày tiễn đưa ông Abe Shinzo, người thân và bạn hữu ngồi bên cạnh linh cữu suốt đêm không ngủ theo nghi thức Thông dạ tế, để cúng bái, giữ cho nhang và đèn cầy không tắt. Bên cạnh là bà Abe Akie, người chủ tang.

Lễ tang cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã được tiến hành vào lúc 18 giờ hôm nay 11.7 (16 giờ theo giờ Hà Nội) tại chùa Zojo-ji (Tăng Thượng tự) ở Tokyo, trung tâm thờ tự chính của Phật giáo Tịnh Độ tông, phái Trấn Tây (Chinzei-ha).

Lý giải về nghi thức

Cựu Thủ tướng Abe Shinzo lúc sinh thời và phu nhân

Chính phủ đã xác nhận rằng tang lễ chỉ dành cho gia đình và bạn bè thân thiết, tuy nhiên có một khu vực trong chùa dành riêng cho công chúng thắp nhang, đặt hoa và bày tỏ lòng thành kính.

Thông dạ tế nhằm cầu nguyện cho linh hồn người chết được bình an

Theo trang Japanese Wiki Corpus, Thông dạ tế (通夜祭) là nghi lễ của người theo đạo Shinto (Thần đạo) như ông Abe Shinzo, cũng như người theo Công giáo và Phật giáo.

Đối với Phật giáo, việc tổ chức Thông dạ tế nhằm cầu nguyện cho linh hồn người chết được bình an rời khỏi thế giới này. Nguồn gốc của Thông dạ tế thường được cho là xuất phát từ câu chuyện khi Đức Phật qua đời, các đệ tử của Đức Phật đã đọc lời dạy của Ngài suốt đêm trong sự đau buồn trong lúc bảo vệ thi thể của Ngài. Tuy nhiên cũng có vài quan điểm khác về nguồn gốc của nghi thức này.

Theo truyền thống, Thông dạ tế được tổ chức suốt đêm, từ lúc mặt trời lặn cho tới mặt trời mọc, song ngày nay nghi thức này đã được rút ngắn còn phân nửa thời gian, tổ chức khoảng từ 6 đến 9 giờ tối, mở cửa cho tất cả những người đưa tang và chỉ có thầy tu đọc kinh Phật một lần.

Lý giải về nghi thức

Nhiều người cầu nguyện gần nơi ông Abe Shinzo bị bắn

Lý giải về nghi thức

Nhiều người dâng hoa và cầu nguyện cho cựu Thủ tướng Shinzo Abe, tại đền Zojoji trước lễ tang của ông vào thứ hai, ngày 11.7.2022 ở Tokyo

Sau khoảng nửa thông dạ, các thành viên trong gia đình luân phiên nhau ở bên người chết cho đến lễ tang vào ngày hôm sau. Người thức phải đảm bảo rằng nhang và đèn cầy không cháy hết, nghĩa là phải thắp liên tục. Tuy nhiên, hiện nay có xu hướng giảm bớt gánh nặng cho gia đình, người ta thường sử dụng nhang muỗi, kéo dài suốt đêm, thay cho nhang thông thường.

Đối với Công giáo, trong nhà thờ Chính thống giáo có một lễ tưởng niệm người đã khuất gọi là panikhida, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là cầu nguyện suốt đêm. Vì nguồn gốc của các từ này tương tự nhau, nên nhà thờ Chính thống Nhật Bản cũng thường gọi panikhida là tsuya (thông dạ).

Ngoài Thông dạ tế có tính chất gia đình, một buổi lễ khác sẽ diễn ra vào ngày thứ ba (12.7) dành cho các đồng nghiệp chính trị của Abe và các mối quan hệ từ giới kinh doanh, ngoại giao.

Lý giải về nghi thức

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) cũng có ý định tham dự lễ tang của ông Abe Shinzo

Người đại diện ông Abe, ở một khu vực bầu cử chính trị thuộc thành phố Shimonoseki, tỉnh Yamaguchi ở miền Nam Nhật Bản, sẽ cùng với các đại diện địa phương của Đảng Dân chủ Tự do tổ chức một sự kiện tưởng niệm cựu Thủ tướng Abe Shinzo.

Theo báo cáo từ Washington, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có ý định tham dự lễ tang của ông Abe Shinzo.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Tình thương của mẹ hổ
Truy Tìm Bằng Chứng 2
Tình yêu đến cùng gió biển
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi