Thursday, January 23, 2025

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre: ‘Giá dừa khô giảm do ảnh hưởng tiêu cực từ chiến tranh giữa Nga và Ukraine’



Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho rằng, giá dừa khô giảm do ảnh hưởng tiêu cực từ chiến tranh giữa Nga và Ukraine.

Giá dừa khô giảm sâu nhưng không thể làm gì

Ngày 13.7, HĐND tỉnh Bến Tre khóa 10 (nhiệm kỳ 2021 – 2026) tổ chức kỳ họp thứ 5. Trong phần điều hành phiên chất vấn, bà Hồ Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre, đã dành thời lượng gần hết phiên làm việc buổi sáng để các đại biểu truy vấn về trách nhiệm, cũng như giải pháp cụ thể của ngành nông nghiệp, công thương và vai trò lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre liên quan tình trạng dừa khô rớt giá thê thảm trong thời gian qua.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre:

Giá dừa khô ở Bến Tre giảm sâu và kéo dài từ nhiều tháng qua khiến đời sống người nông dân gặp rất nhiều khó khăn.

Đăng đàn trả lời, ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở NN-PTNT Bến Tre cho biết, hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có diện tích dừa 77.000 ha (16.000 ha dừa uống nước) và cây dừa giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của khoảng 2/3 tổng số hộ dân Bến Tre.

Trong khi đó, giá dừa khô trên địa bàn tỉnh giảm rất mạnh và kéo dài trong nhiều tháng qua.

Cụ thể, dừa khô từ hơn 6.000 đồng/trái xuống còn dưới 2.000 đồng/trái. Nhiều sản phẩm khác từ dừa cũng giảm rất sâu và nghiêm trọng là thương lái, doanh nghiệp không mặn mà trong việc thu mua, khiến đời sống người trồng dừa bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

“Chúng tôi đã phối hợp với Sở Công thương, chính quyền các địa phương triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp. Trước mắt, tăng cường xúc tiến thương mại, mời gọi doanh nghiệp, có công văn kiến nghị Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương làm việc với phía Trung Quốc để giải quyết vấn đề tồn đọng hàng hóa… Nhưng phải thừa nhận rằng, các giải pháp đến lúc này chưa mang lại hiệu quả nào đáng kể. Về lâu dài, Sở cũng đã triển khai mạnh mẽ đề án nông nghiệp hữu cơ, trong đó riêng cây dừa đã có hơn 9.000 ha được chứng nhận và kế hoạch sẽ đạt 15.000 ha dừa hữu cơ đến năm 2025. Nhưng, phải nói rằng các công việc cũng đang gặp nhiều khó khăn cả về chủ quan và khách quan… ”, ông Đảnh nói.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre:

Ông Đoàn Văn Đảnh, Giám đốc Sở NN-PTNT Bến Tre

Tiếp lời ông Đảnh, ông Nguyễn Văn Bé Sáu, Giám đốc Sở Công thương, nói nguyên nhân giá dừa xuống thấp chủ yếu do giá bán phụ thuộc vào nhiều phụ phẩm như vỏ dừa, nước dừa, gáo dừa… Trong khi đó, hiện tại, giá bán các phụ phẩm này giảm nhiều, như nước dừa hiện chỉ còn 15.000 – 20.000 đồng/thùng 30 lít (trước đây cao điểm có lúc là 130.000 đồng/thùng); gáo dừa chỉ còn 1.000 đồng/kg (trước đây là 3.500 đồng/kg)… Các sản phẩm như chỉ xơ dừa, thạch dừa gần như không xuất khẩu được.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre:

Ông Nguyễn Văn Bé Sáu, giám đốc Sở Công thương Bến Tre

“Trung Quốc là thị trường rất quan trọng của ngành dừa Bến Tre. Song, nếu như trước đây chỉ xơ dừa Bến Tre xuất khẩu trung bình 55.000 – 65.000 tấn/năm sang Trung Quốc thì hơn 2 năm gần đây chỉ xuất khẩu 40.000 – 45.000 tấn/năm; trái dừa khô thô xuất khẩu sang Trung Quốc giảm hơn phân nửa; thạch dừa và kẹo dừa xuất khẩu qua Trung Quốc cũng giảm gần 2/3. Hằng năm, Bến Tre xuất khẩu đạt trên 350 triệu USD, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, nhưng tình hình này sẽ không thể nào đạt được chỉ tiêu trong năm 2022”, ông Bé Sáu cho biết.

Ngoài ra, trên thị trường dừa thế giới, dừa của Việt Nam chỉ chiếm một lượng rất nhỏ so với lượng dừa của Philippines, Indonesia, khu vực Nam Mỹ… nên không thể làm gì khi giá dừa thế giới cũng đang giảm sâu.

Nông dân cần tích cực tham gia vào các chuỗi giá trị tiêu thụ

Nói sâu hơn về tác nhân gây ảnh hưởng, ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre khẳng định, giá dừa khô giảm do ảnh hưởng tiêu cực từ chiến tranh giữa Nga và Ukraine.

Cuộc chiến tranh đã tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và đến nhiều thị trường khác. Hiện các sản phẩm từ dừa của Bến Tre đã xuất khẩu đến 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tình trạng giá xăng dầu lên cao ảnh hưởng đến chi phí logistic, làm tăng giá thành và giá bán sản phẩm…

“Thấu hiểu nổi khó khăn của bà con trồng dừa, thời gian qua, UBND tỉnh cũng đã thực hiện các giải pháp hỗ trợ về giá cho bà con thông qua tài trợ phân bón, thuốc…”, ông Tam nói.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre:

Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, tham gia giải trình đối với vấn đề giá dừa khô rớt thê thảm mà các đại biểu chất vấn

Theo ông Tam, một giải pháp quan trọng nữa đang được tỉnh Bến Tre rất kỳ vọng là thông qua sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao. Hiện, tham tán thương mại và lãnh sự quán Việt Nam tại nhiều nước như Mỹ, Ấn Độ, Châu Phi, EU… đã hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối với các thị trường xuất khẩu như: Mỹ, Trung Quốc, Trung Đông, Châu Phi, EU….

“Sau thời gian rớt giá thê thảm của trái dừa khô, khả năng sẽ đến trái dừa tươi (dừa xiêm uống nước)… nên chúng tôi đã khẩn trương để thực hiện các giải pháp này”, ông Tam nói.

Vẫn theo ông Tam, thực hiện đề án Nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Bến Tre, hiện tổng diện tích dừa sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ hơn 16.000 ha (chiếm 20,7% trên tổng diện tích dừa toàn tỉnh), trong đó diện tích đạt chứng nhận hơn 9.500 ha.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre:

Ông Huỳnh Quang Triệu, Phó chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bến Tre, cũng tham gia phát biểu ý kiến với vai trò đại biểu về vấn đề giá dừa khô rớt thê thảm

“Chúng tôi đã rất nỗ lực để đồng hành, chia sẻ khó khăn với bà con và ghi nhận tại các tổ hợp tác, hợp tác xã có tham gia liên kết với doanh nghiệp uy tín thì giá dừa khô cũng vẫn được thu mua theo hợp đồng là 40.000 đồng/chục, tập trung chủ yếu tại các vùng nguyên liệu dừa hữu cơ. Vì vậy, việc của người nông dân là phải tích cực tham gia vào các chuỗi giá trị tiêu thụ để giảm rủi ro khi thị trường gặp khó khăn, chứ tình trạng “bẻ kèo” khi giá dừa lên cao như thời gian qua thì khó khăn sẽ còn tiếp diễn. Tại các nước có nền nông nghiệp phát triển, tôi tìm hiểu được rằng mối quan hệ giữa doanh nghiệp gắn chặt với nông dân ở mức “sống – chết” với nhau. Trong đó, nông dân an tâm sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, còn doanh nghiệp thì có thêm dịch vụ chăm sóc cho nông dân như: tổ chức đi du lịch, khám bệnh, học bổng… khiến nông dân rất an tâm. Chúng ta phải làm theo hướng đó mới thoát khỏi vĩnh viễn tình trạng như hiện nay”, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nói.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img