Sunday, November 24, 2024

5 sai lầm khi tập ‘chống đẩy’ mà hầu hết chúng ta đều mắc phải



Những sai lầm thường gặp khi thực hành chống đẩy không chỉ làm giảm hiệu quả tập luyện mà còn gây ra nhiều chấn thương cho người tập.

Chống đẩy là một bài tập có tác động hiệu quả đến nhiều nhóm cơ trong cơ thể của  bạn, thường tập trung nhắm vào tay, chân và các cơ lõi (bao gồm cơ bụng, hông, lưng dưới). Tuy thoạt nhìn khá đơn giản để thực hiện, bài tập này lại gây ra những  khó khăn nhất định cho người tập nếu muốn đạt đến mức độ thành thạo, nhuần nhuyễn và chính xác cao. Dưới đây là 5 sai lầm thường gặp nhất mà bạn cần tránh mắc phải khi luyện bài tập chống đẩy này.

1. Vị trí đặt tay

 

    5 sai lầm khi tập ‘chống đẩy’ mà hầu hết chúng ta đều mắc phải - Ảnh 1.
     

    Khi thực hiện bài tập này, cánh tay nên được đặt vuông góc với vai để tác động vào các nhóm cơ một cách chuẩn xác nhất. Việc giữ tay không đúng vị trí có thể làm giảm kha khá hiệu quả của bài tập. Tuy nhiên, nếu là người mới bắt đầu, tư thế để tay chính xác này có thể khá khó với bạn, bạn có thể làm quen dần với chống đẩy bằng cách để tay chéo một chút và dần dần điều chỉnh cho về tư thế đúng, không được duy trì vị trí tay chéo như một thói quen.

    2. Không giữ vị trí cổ ổn định

    5 sai lầm khi tập ‘chống đẩy’ mà hầu hết chúng ta đều mắc phải - Ảnh 2.
     

    Điểm nhìn hướng xuống dưới khi chống đẩy có thể giúp bạn cảm thấy bài tập này dễ dàng hơn một chút. Tuy nhiên, đây lại là một điểm nhìn không chính xác, có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả bài tập của bạn, cụ thể là gây ra nhiều áp lực nhất định lên cổ và tăng nguy cơ đau mỏi, chấn thương. Khi thực hiện chống đẩy, hãy cố gắng giữ cho cổ thật ổn định và nhìn về phía trước.

    3. Hông thấp

    5 sai lầm khi tập ‘chống đẩy’ mà hầu hết chúng ta đều mắc phải - Ảnh 3.
     

    Trong chống đẩy, tư thế tập chuẩn xác nhất là giữ cho cơ thể bạn thật thẳng hàng, từ đầu đến ngón chân cần nằm trên một đường thẳng duy nhất. Tuy vậy, một sai lầm phổ biến mà nhiều người tập thường mắc phải là để hông quá thấp so với các bộ phận còn lại. Sai lầm này diễn ra chủ yếu bắt nguồn từ cơ hông yếu hoặc bị căng cứng khó điều chỉnh. Luyện tập nhiều hơn nữa vào vị trí cơ hông sẽ giúp sửa chữa và cải thiện lỗi sai này.

    4. Hông cao

    5 sai lầm khi tập ‘chống đẩy’ mà hầu hết chúng ta đều mắc phải - Ảnh 4.
     

    Cũng là một lỗi sai nữa về vị trí giữ hông, hông cao có thể giúp bạn thực hiện bài tập này một cách dễ dàng hơn nhưng lại giảm độ hiệu quả của bài một cách đáng kể, nhất là không tác động được nhiều vào nhóm cơ lõi.

    5. Tập với nhịp độ quá nhanh

    5 sai lầm khi tập ‘chống đẩy’ mà hầu hết chúng ta đều mắc phải - Ảnh 5.
     

    Bất cứ bài tập nào cũng cần một khoảng thời gian xác định để trở nên thật nhuần nhuyễn và nhìn thấy rõ hiệu quả mang lại cho người tập. Vì vậy, nếu cố gắng thúc đẩy nhịp độ luyện tập lên quá nhanh so với sức chịu đựng của bản thân, nguy cơ xuất hiện đau mỏi và gặp chấn thương sẽ tăng lên nhiều lần. Vậy, hãy thực hiện chống đẩy với cường độ vừa phải, phù hợp với sức khỏe của bản thân và luôn chú ý thực hiện chính xác về mặt kỹ thuật của bài tập.

     

     

     

     

    Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

    Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

    Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

    Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.



    PHIM ĐẶC SẮC
    spot_img
    spot_img
    spot_img
    spot_img
    TIN MỚI NHẬN
    TIN LIÊN QUAN
    - Quảng Cáo -spot_img