Sunday, November 24, 2024

6 quan niệm sai lầm về vaccine COVID-19



Thông tin thất thiệt và lời đồn thổi thiếu căn cứ về vaccine COVID-19 đang khiến nhiều người hoang mang và hoài nghi, trong khi diễn biến dịch bệnh vẫn đang phức tạp.

Mặc dù vaccine COVID-19 đang phát triển nhanh chóng nhờ vào nỗ lực của các nhà khoa học và chuyên gia y tế, không ít người đặt ra nhiều nghi ngờ về hiệu quả của vaccine. Nhiều quan niệm sai lầm xung quanh vaccine COVID-19 đã xuất hiện và lan truyền trên mạng xã hội, khiến nhiều người trở nên hoài nghi và do dự trước việc tiêm chủng. Dưới đây là một số những lầm tưởng phổ biến mà bạn không nên tin theo. 

1. Tác dụng phụ của vaccine COVID-19 gây tử vong

6 quan niệm sai lầm về vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

Vaccine COVID mô phỏng sự xâm nhập của virus thực sự và kích hoạt các phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Trong quá trình này, người nhận mũi tiêm có thể gặp một số tác dụng phụ vô hại như sốt, mệt mỏi, đau khớp và đau cơ hoặc có thể không có triệu chứng gì. Các tác dụng phụ được biết đến cho đến nay không gây nguy hiểm nghiêm trọng nào đến tính mạng. Khi xuất hiện các tác dụng phụ, bạn chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ, nạp đủ nước và không nên hoạt động quá sức.

2. Vaccine có thể gây vô sinh

6 quan niệm sai lầm về vaccine COVID-19 - Ảnh 2.

Trong số các tin đồn vô căn cứ, có thông tin cho rằng vaccine COVID-19 có thể gây vô sinh do chúng có sự tương đồng với các protein trong cơ thể. Theo các chuyên gia, đây hoàn toàn là một khẳng định sai lệch sự thật. Vaccine không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và cũng không có liên hệ nào với các bộ phận này trong cơ thể. 

3. Nếu đã nhiễm COVID-19 thì không cần tiêm vaccine

Nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo không nên tiêm vaccine COVID trong vòng it nhất ba tháng sau khi hồi phục từ căn bệnh này. Tuy nhiên, một khi đã hoàn toàn bình phục, bạn vẫn nên tiêm chủng. Điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm bệnh hai lần.

4. Thử nghiệm vaccine được tiến hành gấp rút, vì vậy không đảm bảo được độ an toàn và tính hiệu quả

6 quan niệm sai lầm về vaccine COVID-19 - Ảnh 3.

Chủng virus SARs-COV-2 mới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của tất cả mọi người, do đó, nhu cầu vaccine là rất cấp thiết. Nhiều chuyên gia y tế, các nhà sản xuất dược phẩm lớn và các nhà khoa học đã cùng nhau phát triển vaccine hiệu quả chống lại COVID-19. Mặc dù một số người gặp phải một vài phản ứng bất lợi, hàng triệu người đã tiêm vaccine và vẫn an toàn. Các chuyên gia cho rằng vắc xin COVID-19 có khả năng hạn chế nguy cơ lây nhiễm nghiêm trọng và phải nhập viện. 

5. Phụ nữ đang có kinh nguyệt không nên tiêm vaccine

Tin đồn thất thiệt lan truyền trên các mạng xã hội có đề cập rằng phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt không tiêm vaccine COVID-19. Theo các chuyên gia y tế và bác sĩ phụ khoa, việc tiêm vaccine khi đang hành kinh không hề có mối nguy hại gì. Mặc dù một số phụ nữ có thể nhận thấy kinh nguyệt nhẹ hoặc nặng hơn, không thực sự có mối đe dọa nào khi tiêm chủng trong lúc có kinh nguyệt.

6. Vaccine COVID-19 sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch 

6 quan niệm sai lầm về vaccine COVID-19 - Ảnh 4.

Sự lan truyền thông tin sai lệch khiến nhiều người tin rằng vaccine COVID-19 làm suy yếu khả năng miễn dịch, khiến người được tiêm dễ bị nhiễm virus SARs-COV-2 hơn. Thực tế cho thấy điều ngược lại, vaccine hỗ trợ hệ thống miễn dịch thông qua việc xác định mầm bệnh và giúp cơ thể chiến đấu chống lại virus. Vaccine không làm suy yếu hay quá tải hệ thống miễn dịch theo bất kỳ cách nào.

 

 

 

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img