Pin năng lượng mặt trời: (Kỳ 1) Hệ lụy từ Trung Quốc

Ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời Việt Nam còn mỏng và yếu.

Trong nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, tại Mỹ và nhiều nước châu Âu ngày càng xuất hiện nhiều bộ thu năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, phương Tây đang đối mặt với câu hỏi hóc búa khi lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà hay các sa mạc: hầu hết các tấm pin đều được sản xuất bởi những nhà máy chạy bằng than đá ở Trung Quốc.

Điều đó có nghĩa là ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Mỹ và châu Âu phải phụ thuộc vào than đá Trung Quốc – loại nhiên liệu “bẩn” tạo ra lượng khí thải carbon rất lớn. Hơn nữa trong vài năm tới lượng khí thải sẽ còn tăng lên do các nhà sản xuất tấm pin ở Trung Quốc mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu gia tăng mạnh mẽ của phương Tây.

Fengqi You, giáo sư kỹ thuật hệ thống năng lượng tại Đại học Cornell, cho biết ngành sản xuất tấm pin mặt trời ở Trung Quốc tạo ra lượng carbon dioxide gấp đôi so với sản xuất ở châu Âu. Ở một số quốc gia không phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện, như Na Uy hoặc Pháp, việc lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời do Trung Quốc sản xuất có thể không làm giảm lượng khí thải.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, kể cả tấm pin do Trung Quốc đi nữa, cuối cùng, kết quả hầu như luôn dẫn đến lượng khí thải carbon dioxide giảm theo thời gian, vì các tấm pin này thường thay thế điện được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch. Lượng khí thải tránh được sau vài năm đầu tiên – trong 30 năm tuổi thọ của tấm pin mặt trời – có thể bù đắp được lượng khí thải cần thiết để sản xuất ra nó.

Nói về câu chuyện bên ngoài để nhìn về sự phát triển điện mặt trời của Việt Nam trong thời gian gần đây. Bình luận về điều này, trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp bà Ngụy Thị Khanh – GĐ Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) cho biết để sản xuất ra một tấm quang điện hay bất kể một sản phẩm nào khác người ta cần dùng đến năng lượng, trong đó có điện. Theo số liệu của một số báo cáo, năm 2019 trong số 10 tập đoàn sản xuất tấm quang năng lớn nhất thế giới thì có 7 tập đoàn của Trung Quốc. Như vậy có thể thấy Trung Quốc là nước sản xuất nhiều tấm quang điện nhất trên thế giới. Họ sản xuất không chỉ dùng cho thị trường trong nước mà còn phục vụ cho mục đích xuất khẩu.

Tại Trung Quốc, khoảng 70% điện sản xuất từ than nên người ta nói sản xuất tấm quang điện ở Trung Quốc từ nhiệt điện than là chủ yếu. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy năm 2019, doanh nghiệp tại Việt Nam nhập khẩu 36,2 triệu tấm pin mặt trời với giá trị 844,8 triệu USD (tăng hơn 224%) so với năm 2018. Sang năm 2020, lượng nhập khẩu tăng gấp 3 lần lên 114,6 triệu tấm pin với giá trị lên tới 2,4 tỉ USD (tăng hơn 185%) so với năm 2019. Với tốc độ phát triển điện mặt trời như vũ bão tại Việt Nam trong 2 năm qua, thông tin từ các nhà cung cấp tấm pin năng lượng và nhà lắp đặt, ngay cả nhập khẩu về cũng không kịp để bán.

Chuyên gia năng lượng tái tạo Trần Văn Bình cho hay pin năng lượng mặt trời lắp ráp các công trình tại Việt Nam là nhập khẩu và chủ yếu mua từ Trung Quốc. Một số nhà đầu tư và lắp đặt điện mặt trời tại phía nam trên diễn đàn pin năng lượng cũng khẳng định, tại Việt Nam chỉ có một công ty 100% vốn trong nước có sản xuất mặt hàng này là Solar BK nhưng chiếm thị phần rất thấp. Nguồn hàng chính vẫn dựa vào nhập khẩu từ Trung Quốc.

Pin năng lượng mặt trời: (Kỳ 1) Hệ lụy từ Trung Quốc

Tấm pin không gây độc hại cho con người và môi trường. 

Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 60 công ty tái chế các tấm quang điện sau khi hết hạn sử dụng. Ở Việt Nam “”- bà Khanh đề xuất.

Cũng theo bà Khanh, về cấu tạo, tấm quang điện an toàn là có tế bào quang điện được làm từ cát với thành phần chính là oxit silic, các cấu tạo khác của tấm quang điện bao gồm: Lớp màng bọc EVA, kính cường lực, lớp phủ polymer, khung và hộp nối điện đều an toàn, không gây độc hại cho con người và môi trường. 

“”- đại diện Công ty IREX thuộc Tập đoàn SolarBK, đơn vị sản xuất tấm quang điện trong nước chia sẻ.

Nhận định thế nào là tấm quang điện “sạch”, đại diện Công ty IREX cho biết, doanh nghiệp là đơn vị phát triển điện mặt trời trong hơn 4 năm qua tại Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu, tuy nhiên Việt Nam chưa có tiêu chí cụ thể hay quy chuẩn rõ ràng cho các tấm quang điện “sạch”.

Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm sản xuất, đơn vị này cho rằng, tấm quang điện được coi là sạch khi trải qua các khâu từ (sản xuất – phân phối – thương mại – lắp đặt – khai thác – sau khai thác) đều cần hướng đến tiêu chí là 3T (Thông minh – tiết kiệm – thân thiện môi trường). Đặc biệt, áp dụng công nghệ trong mỗi quá trình sản xuất. Điều này không chỉ cung cấp thông tin rõ ràng, minh bạch, mà khách hàng của IREX có thể tra mã số sản phẩm thuận lợi bằng cách nhập/ quét mã số.