Những cách uống nước phản tác dụng
1. Chỉ uống nước khi khát
Nhiều người có thói quen chỉ uống nước khi thấy khát nước hoặc thậm chí, còn nhịn uống nước vì thấy chưa cần thiết. Tuy nhiên, khi bạn thấy khát tức là cơ thể đã ở trong tình trạng mất nước, khoảng thời gian trễ giữa tình trạng mất nước – cảm giác khát “lên tiếng” để bổ sung một lượng nước phù hợp cho các tế bào. Càng nhịn khát càng lâu, tình trạng mất nước của cơ thể càng nghiêm trọng hơn.
Thiếu nước trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bởi có thể các phản ứng hóa học trong cơ thể không diễn ra suôn sẻ, ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan. Nếu cơ thể thiếu nước kéo dài có thể dẫn đến tình trạng cô đặc máu, ảnh hưởng đến tim. Ngoài ra, tình trạng thiếu nước lâu ngày khiến cho làn da trở nên khô, sạm, mất độ đàn hồi và các nếp nhăn xuất hiện sớm.
2. Uống nước ngọt, nước có ga thay nước lọc
Thay vì nước lọc, nhiều người lại thích uống những loại nước đã qua chế biến như rượu, bia, nước ngọt, cocktail, trà sữa… vì có hương vị đa dạng, phong phú. Tuy những loại nước kích thích vị giác, giúp ngon miệng nhưng lại thiếu hẳn chất dinh dưỡng và chứa những chất có hại.
Quá nhiều đường trong cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình oxy hóa các tế bào, da trở nên thô ráp, mất đi vẻ căng bóng, dễ bị béo phì, tiểu đường. Thêm đó, những loại thức uống này có khá nhiều hóa chất gây hại cho sức khỏe, chúng khiến bạn hồi hộp, tim đập nhanh hơn và cũng có thể khiến cơ thể bị đầy hơi, khó tiêu, khả năng hấp thụ dưỡng chất yếu đi.
3. Uống nước ngay sau bữa ăn
Nhiều người lầm tưởng đây là một thói quen tốt nhưng không, thói quen này không lành mạnh chút nào. Bởi uống nước ở thời điểm này sẽ khiến dịch vị bị loãng, giảm khả năng tiêu hóa của cơ thể, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng. Nếu giữ thói quen này lâu dài, đường tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Những cách uống nước có lợi cho sức khỏe
1. Uống nước ấm vào buổi sáng
Cơ thể mất nước rất nhiều sau một đêm, vì thế một cốc nước ấm chính là thứ mà cơ thể cần nhất. Hơn nữa, thói quen này góp phần vào việc loại bỏ các độc tố trong cơ thể, làm sạch ruột hiệu quả.
2. Uống từng ngụm nhỏ mỗi lần
Thực hiện theo cách này, nước có thời gian hòa trộn và ổn định axit trong dạ dày, ngoài ra còn giúp làm dịu và không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Nếu uống nước vội vã, dạ dày trở nên khó chịu và đôi khi còn gây ra hiện tượng sặc nước.
3. Ưu tiên việc ngồi uống nước
Sau khi đứng lấy nước, bạn nên ngồi xuống để uống nước để cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, hạn chế việc tích tụ chất lỏng làm gây ra các vấn đề về xương khớp. Một lợi ích khác là hệ thần kinh và các cơ sẽ được thoải mái hơn nhiều, chức năng lọc, đào thải chất bẩn của thận cũng hoạt động hiệu quả gấp bội.
4. Không uống nước giữa bữa ăn
Bởi thói quen này có thể khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để xử lý lượng nước này. Trong khi đó, khi thức ăn đi vào cơ thể, dạ dày sẽ bắt đầu hoạt động để nghiền nhỏ thức ăn và tiết ra dịch vị để tiêu hóa thức ăn, giúp các chất hấp thụ vào cơ thể dễ dàng hơn.
5. Uống nước trong khi tập thể dục
Cách bổ sung nước tốt nhất cho cơ thể khi luyện tập thể thao là uống nước trong toàn bộ thời gian vận động. Tránh uống nhiều nước cùng lúc trong và sau khi tập thể dục vì thói quen này sẽ tăng gánh nặng cho tim và thận, không có lợi cho sức khỏe.
Nguồn: toquoc.vn