Bức tranh phát triển kinh tế – xã hội khu vực cửa khẩu Thanh Thuỷ cũng chưa thể hoàn thiện cho đến bây giờ.
Để mở rộng, thúc đẩy giao thương kinh tế, từ năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý nâng cấp cửa khẩu Thanh Thuỷ, Nghệ An thành cửa khẩu Quốc gia với quy hoạch với mục tiêu biến nơi đây thành nơi sầm uất về mọi mặt.
Vậy nhưng, khi cơ quan có thẩm quyền đề xuất HĐND tỉnh Nghệ An tại kỳ hợp sắp tới cho ý kiến về việc bãi bỏ xây dựng đề án Thành lập Khu Kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy đã khiến dư luận không khỏi quan tâm.
Khu kinh tế cửa khẩu khép lại, hệ lụy mở ra
Bởi việc bãi bỏ đề án xây dựng khu vực cửa khẩu Thanh Thuỷ thành Khu Kinh tế sẽ đồng nghĩa với vấn đề hướng phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương này, trực tiếp là huyện Thanh Chương sẽ phải khép lại. Kéo theo đó, nhiều diện tích đất đai vốn dĩ là khu vực lâm nghiệp, rừng nghèo… đã được chuyển đổi, quy hoạch để xây dựng nhà máy, xí nghiệp cũng như các dịch vụ liên quan mà nhà đầu tư đã bỏ không ít thời gian, tiền bạc nhằm “đi tắt đón đầu”, nay phải dừng lại.
Nhiều hạng mục xây dựng dở dang rơi vào “đắp chiếu” khi sự đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, chủ trương “trải thảm” của Nghệ An cũng mới chỉ nằm trên bàn thảo, văn bản giấy tờ…
Hàng trăm ha đất quy hoạch xây dựng các khu dịch vụ, kho bãi, logistics…vốn đã “án binh bất động” thì nay trở thành “vỡ mộng” hoàn toàn. Nhiều nhà đầu tư đã được chấp nhận chủ trương, cho thuê đất ở các vị trí đắc địa bao năm nay không thể tiếp tục khởi động do đường chính ngạch xuất khẩu, trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam với Lào, Thái Lan, Myanma tại cửa khẩu Quốc gia Thanh Thuỷ bị chững lại.
Hệ luỵ của quy hoạch “nửa vời” này đã khiến cho không ít doanh nghiệp “hụt hơi” vì đã không thể lường trước hết được đề án thành lập Khu Kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ đến ngày phải khép lại giữa chừng.
Trước đó, từ năm 2013, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã phê duyệt quy hoạch cửa khẩu Thanh Thuỷ có tổng diện tích 21,97ha để xây dựng các khu chức năng tại cửa khẩu.
Cách đây 4 năm, Nghệ An cũng đã rốt ráo làm tờ trình gửi Chính phủ xin chủ trương nâng cấp Cửa khẩu Thanh Thủy thành Cửa khẩu Quốc tế và quy hoạch thành lập Khu kinh tế gắn với cửa khẩu để xứng tầm với các vành đai kinh tế giữa 2 nước Việt Nam – Lào trong tương lai. Nhưng, quy hoạch vẫn bị rơi vào tình trạng “treo” kéo dài cho đến tận bây giờ.
Có nên… kéo dài?
Từ năm 2018, khi quy hoạch đường cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn đã được Chính phủ hai nước đồng ý thực hiện, việc quy hoạch Cửa khẩu Thanh Thủy thành khu kinh tế cửa khẩu được coi là động lực phát triển của vùng.
Được biết, khi chấp thuận, đồng ý nâng cấp cửa khẩu Quốc gia Thanh Thuỷ, tất cả các doanh nghiệp trong khu đất đối diện Cửa khẩu Thanh Thủy sẽ được hưởng chế độ “ưu đãi phổ cập” (GSP) theo quy định. Đồng thời, nhiều mặt hàng như dệt may, nông sản của Lào không phải chịu hạn ngạch khi xuất sang thị trường Châu Âu cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác…
Tuy nhiên, đến bây giờ thì hàng loạt các quy hoạch hạng mục hạ tầng đã rơi vào trạng thái “chết yểu” suốt gần 1 thập niên qua. Bức tranh phát triển kinh tế – xã hội khu vực cửa khẩu Thanh Thuỷ cũng chưa thể hoàn thiện cho đến bây giờ.
“Chúng tôi là những nhà đầu tư tiên phong để xin chủ trương, thủ tục xây dựng khu vực thương mại tại đây từ gần 10 năm nay. Vì hạ tầng kỹ thuật, cơ chế chưa cụ thể hoá nên doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Vì vậy Chính phủ và các Bộ, ngành sớm quan tâm, tháo gỡ để phát triển khu vực Cửa khẩu Thanh Thuỷ xứng tầm quốc gia, khu vực…” – đại diện một nhà đầu tư ở đây kiến nghị.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.