Để góp phần hỗ trợ cho các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo trong bối cảnh dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 5747/NHNN-TD ngày 10/8/2021 đề nghị các Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đảm bảo vốn tín dụng phục vụ thu mua, tạm trữ thóc, gạo tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long bằng nhiều hình thức.

Tạo thuận lợi tiếp cận vốn phục vụ thu mua thóc, gạo

Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chỉ đạo các Ngân hàng thương mại có hỗ trợ nhất định về lãi suất cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thế chấp vay vốn bằng chính sản phẩm sẽ thu mua.

Như mở rộng thêm hạn mức tín dụng đã cấp cho thương nhân, doanh nghiệp để có nguồn vốn thu mua tạm trữ thóc, gạo và nâng diện tích, chất lượng kho chứa, bảo quản, chế biến thóc, gạo; đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng phù hợp.

Hỗ trợ lãi suất và được thế chấp bằng sản phẩm thu mua

Tuy nhiên, qua công tác theo dõi tình hình thị trường và thông tin trao đổi tại cuộc họp ngày 12/8/2021 giữa Tổ Công tác đặc biệt của Bộ Công Thương về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực phía Nam với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, việc tiếp cận nguồn vốn theo văn bản số 5747/NHNN-TD nêu trên tuy đã giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng nhưng chưa hoàn toàn được thuận lợi.

Để tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo cho nông dân, ngày 12/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc tạo thuận lợi tiếp cận nguồn vốn thu mua thóc, gạo, hàng hóa.

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chỉ đạo các Ngân hàng thương mại có hỗ trợ nhất định về lãi suất cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thế chấp vay vốn bằng chính sản phẩm sẽ thu mua.

Cũng trong ngày 12/8, Tổ Công tác đặc biệt Bộ Công Thương có buổi làm việc trực tuyến với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và một số doanh nghiệp về vấn đề thu mua, xuất khẩu gạo và nông sản. Tại buổi làm việc, đại diện Hiệp hội và một số doanh nghiệp đã nêu những vấn đề khó khăn và đề xuất kiến nghị.

Bộ Công Thương làm việc với các hệ thống cảng, các địa phương để tháo gỡ vấn đề ách tắc trong khâu giao nhận hàng hóa, tránh ảnh hương tới khả năng xuất khẩu gạo của doanh nghiệp.

 ưu tiên tiêm vaccine cho lao động tham gia chuỗi sản xuất và vận chuyển hàng, logistic ngành lúa gạo trên đường thuỷ và đường bộ; Xem xét gia hạn hiệu lực của giấy chứng nhận xét nghiệm COVID-19 lên 5 ngày để tận dụng các xà lan lớn vận chuyển hàng hoá.

 tạo chính sách luồng xanh trong lưu thông lúa gạo đường thuỷ nội địa theo hai cung đường: cánh đồng về nhà máy, nhà máy đến các cảng logistic.

hỗ trợ về tài chính cho doanh nghiệp bao gồm tăng hạn mức vay, kéo dài thời hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay và giải ngân vốn nhan để hỗ trợ thu mua lúa.

 đề xuất địa phương có cơ chế cho lao động của nhà máy sản xuất lúa gạo được di chuyển trong giờ giới nghiêm (việc thu mua lúa gạo trong vùng dân cư không về kịp trước 18h; công nhân nhập lúa đến 22h00). 

Tập trung tháo gỡ 3 vướng mắc

Ghi nhận khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của các doanh nghiệp, Hiệp hội, ngay tại cuộc họp, Tổ công tác đặc biệt đã kết nối Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLA) để kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo. 

Tạo thuận lợi tiếp cận vốn phục vụ thu mua thóc, gạo

Bộ Công Thương sẽ tập trung tháo gỡ 3 khía cạnh vướng mắc hiện tại về sản xuất – lưu thông – xuất khẩu cho doanh nghiệp

“ đại diện Tổ công tác đặc biệt nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Hiệp hội và doanh nghiệp cần chủ động xây dựng quy trình 3 tại chỗ phù hợp tình hình của từng đơn vị và từng địa phương. Bộ Công Thương đã có Văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị có hướng dẫn cụ thể về 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến cũng như giải quyết các trường hợp khi doanh nghiệp có ca F0.

Về vấn đề test COVID-19, Tổ công tác sẽ xem xét đề xuất thành lập các điểm test nhanh tại chỗ để tăng tốc độ lưu thông cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần liên hệ chặt chẽ với Tổ công tác đặc biệt của các Bộ ngành, Sở Công Thương và chính quyền các địa phương để kịp thời trao đổi, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong lưu thông phân phối hàng hoá thiết yếu tại thị trường trong nước.

Đại diện Tổ Công tác đặc biệt cũng đề xuất, doanh nghiệp gạo cần tham khảo kinh nghiệm của các hệ thống siêu thị, doanh nghiệp bình ổn thị trường nhằm chủ động trong tháo gỡ khó khăn vướng mắc lưu thông phân phối hàng hoá thiết yếu tại thị trường trong nước. Đặc biệt là phải liên hệ chặt chẽ với Tổ Công tác đặc biệt của các Bộ ngành, Sở Công Thương và chính quyền địa phương

Trước đó, để đảm bảo tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa cho người nông dân, Cục Xuất nhập khẩu đã kiến nghị Bộ Công Thương có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan xem xét có biện pháp cấp bách mở luồng xanh cho vận tải đường thủy.

Đề nghị Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét áp dụng biện pháp xét nghiệm COVID-19 đầu vào, sau đó giao cho thương nhân có kế hoạch tự quản lý đội ngũ lao động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xem xét ưu tiên và khẩn trương triển khai việc tiêm vaccine cho những thành phần lao động bắt buộc phải tham gia trực tiếp trên hiện trường – trong chuỗi cung ứng lúa gạo nói riêng và lương thực nói chung như tài xế, tài công, người đi thu mua, nhân viên nhà máy, nhân viên xuất nhập khẩu, nhân viên điều phối hiện trường…