Theo chu kỳ, nhập khẩu hàng hoá, nguyên liệu sản xuất thường tăng vào đầu năm và giảm giai đoạn nửa cuối năm. Tuy nhiên, chưa hẳn mọi chuyện sẽ “xuôi chèo mát mái” như vậy.
Nếu giá nguyên vật liệu, hàng hóa thế giới trong những tháng tới tiếp tục tăng hoặc ở mức cao như hiện nay, cơ hội đảo chiều cán cân thương mại của Việt Nam có lẽ gần như bằng không, thậm chí nhập siêu sẽ còn tiếp tục tăng.
Có ý kiến cho rằng, theo chu kỳ, nhập khẩu hàng hoá, nguyên liệu sản xuất thường tăng vào đầu năm và giảm giai đoạn nửa cuối năm, trong khi xuất khẩu đạt đỉnh vào nửa cuối năm. Tuy nhiên, chưa hẳn mọi chuyện sẽ “xuôi chèo mát mái” như vậy.
Ít có tính chu kỳ
Nếu đã nói là theo chu kỳ, có nghĩa là hiện tượng này phải liên tục lặp đi lặp lại, hoặc chí ít đó phải là phổ biến, nhưng không biết nhận định này dựa trên những căn cứ nào?; còn các số liệu thống kê của nước ta lại không cho thấy điều đó, thậm chí còn có phần ngược lại.
Cụ thể, các kết quả tính toán từ các số liệu thống kê của nước ta trong 10 năm trở lại đây cho thấy, chỉ có 5 năm có nhịp tăng xuất khẩu trong 5 tháng cuối năm cao hơn 7 tháng đầu năm, còn 5 năm còn lại thì ngược lại.
Còn trong nhập khẩu, tính chất chu kỳ nói trên tuy có khá hơn, nhưng cũng chỉ có 6 năm có nhịp tăng trong 5 tháng cuối năm thấp hơn 7 tháng đầu năm. Trong đó, hai năm 2016 và 2020 là những năm “trái chu kỳ” rất điển hình, bởi đây là hai năm có xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm tăng trưởng dương, còn nhập khẩu lại tăng trưởng âm. Không chỉ có vậy, trong đó còn có 4 năm chỉ tuân theo tính chu kỳ nói trên một nửa.
Cũng chính do những “biệt lệ” phổ biến hơn “thông lệ” như vậy, nên tính cho cả thời kỳ 10 năm này, cái gọi là chu kỳ nói ở trên hoàn toàn biến mất.
“Thủ phạm” giá cả và tỷ trọng rổ hàng hóa
Câu chuyện “rối như tơ vò” nói trên là do yếu tố giá cả đã làm “khuyếch đại” xuất, nhập khẩu, hoặc ngược lại, làm cho nó “co lại”, chưa được xét tới.
Trước hết, các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, 6 tháng đầu năm 2020 là giai đoạn giá hàng năng lượng thế giới chạm đáy sau 7 năm hầu như liên tục tụt dốc. Trong khi giá của nhóm hàng kim loại và khoáng sản cũng giảm tới 9,9%; riêng với nhóm hàng nông sản thì chỉ có phân nhóm nông sản nguyên liệu giảm 5,4%. Ngược lại, giá của tất cả các nhóm và phân nhóm hàng trong 6 tháng đầu năm 2021 đều tăng rất mạnh.
Trong điều kiện của một nền kinh tế có độ mở rất lớn như của nước ta, những biến động đó của giá cả hàng hóa thế giới đã để lại những dấu ấn hết sức rõ ràng.
Khó có cơ hội đảo chiều
Theo đó, nếu các kết quả đo lường những biến động của giá cả hai nhóm hàng xuất, nhập khẩu này đại diện chung cho toàn bộ hai “rổ hàng hoá xuất, nhập khẩu”, thì nhịp tăng xuất khẩu hiện đang cao hơn chút ít so với nhập khẩu, còn nhập siêu đang trong xu thế tăng là do giá cả thế giới biến động theo hướng bất lợi cho chúng ta. Điều này cũng có nghĩa là, nếu giá cả thế giới trong những tháng tới tiếp tục đứng ở mức cao như hiện nay, đặc biệt là sẽ còn nhúc nhích tăng, cơ hội đảo chiều cán cân thương mại trong những tháng tới của chúng ta có lẽ gần như bằng không, thậm chí nhập siêu sẽ còn tiếp tục tăng. Còn kịch bản mà các nhà quản lý dự báo sẽ chỉ xảy ra khi giá cả thế giới quay đầu giảm.
Nói tóm lại, đáp án như thế nào đương nhiên vẫn thuộc về các nhà quản lý, bởi câu chuyện nói trên rõ ràng rất cần được phân tích thấu đáo hơn rất nhiều.
Nguồn: diendandoanhnghiep.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.