Saturday, September 28, 2024

Ô nhiễm không khí đang gây nguy hại tới sức khoẻ tinh thần lẫn thể chất ở Bangladesh

Bangladesh được xếp hạng là quốc gia ô nhiễm nhất thế giới từ năm 2018 đến năm 2021. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới được công bố mới đây, ô nhiễm không khí được ước tính đã gây ra từ 78.145 đến 88.229 ca tử vong và từ 1 tỷ đến 1,1 tỷ ngày sống chung với bệnh tật ở Bangladesh. Nó đánh giá tác động ngắn hạn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần do tiếp xúc với ô nhiễm không khí ngoài trời bằng cách sử dụng dữ liệu từ 12.250 cá nhân ở thành phố Dhaka và Sylhet.

Ngân hàng thế giới cho biết ô nhiễm không khí xung quanh khiến mọi người gặp nguy hiểm, từ trẻ em đến người già và những người mắc các bệnh kèm theo như tiểu đường, tim hoặc hô hấp là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất.  Đồng thời cho biết thêm rằng ô nhiễm không khí gây thiệt hại khoảng 3,9% đến 4,4% GDP của đất nước trong cùng năm.

Ô nhiễm không khí đang gây nguy hại tới sức khoẻ tinh thần lẫn thể chất ở Bangladesh

Đám cháy rác tạo ra khói độc ở Dhaka, vào ngày 29/11 (Nguồn: Getty Images)

Thủ đô Dhaka của Bangladesh được xếp hạng là thành phố ô nhiễm thứ hai trên thế giới từ năm 2018 đến năm 2021, với tình trạng khó thở, ho, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, trầm cảm và các tình trạng sức khỏe khác ngày càng gia tăng.

Theo báo cáo, các công trình xây dựng lớn và giao thông liên tục diễn ra ở Dhaka có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất, cao hơn trung bình 150% so với hướng dẫn về chất lượng không khí của WHO.

Báo cáo có tiêu đề “Thở nặng nhọc: Bằng chứng mới về ô nhiễm không khí và sức khỏe ở Bangladesh” cũng đánh giá tác động của ô nhiễm không khí ngoài trời đối với sức khỏe thể chất và tinh thần.

Báo cáo cho biết: “Mức độ tiếp xúc với PM2.5 (vật chất dạng hạt) tăng 1% so với hướng dẫn về chất lượng không khí (AQG) của WHO có liên quan đến khả năng bị trầm cảm cao hơn 20%.

Abdus Salam, giáo sư tại Khoa hóa học của Đại học Dhaka, người đã làm việc và nghiên cứu tình trạng ô nhiễm không khí của đất nước trong hai thập kỷ qua, tin rằng số người chết vì ô nhiễm không khí có thể nhiều hơn con số mà bên cho vay của Liên Hợp Quốc đề cập.

Ông nói với Anadolu Agency. “Khoảng một thập kỷ trước, Bangladesh đã thực hiện một số biện pháp và cắt giảm ô nhiễm không khí, nhưng hiện tại tình hình đã trở nên tồi tệ hơn”.

Ông nói thêm rằng các cơ quan chính phủ không thực hiện các hành động hiệu quả và rõ ràng để cải thiện tình hình.

Các lò gạch đóng góp 12-13% vào ô nhiễm không khí trong khi khí thải từ các phương tiện giao thông, các hoạt động xây dựng không có mái che và ô nhiễm không khí xuyên biên giới là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng không khí tồi tệ nhất ở Dhaka và các vùng khác của đất nước.

Các chất gây ô nhiễm không khí cũng được vận chuyển đến thành phố Dhaka thông qua các tuyến đường khác nhau từ các quốc gia như Ấn Độ và Nepal, Salam cho biết, đề xuất sử dụng nhiên liệu tinh chế tốt trong các phương tiện và các nỗ lực ngoại giao để hạn chế ô nhiễm không khí xuyên biên giới.

Dandan Chen, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng thế giới tại Bangladesh và Bhutan cho biết: “Giải quyết ô nhiễm không khí là rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển bền vững và xanh của đất nước.”

“Ô nhiễm không khí khiến khí hậu thay đổi và biến đổi khí hậu làm chất lượng không khí xấu đi. Theo thời gian, biến đổi khí hậu và đô thị hóa sẽ làm gia tăng ô nhiễm không khí.”

Ông Raza đề nghị ngành y tế cần chuẩn bị tốt để đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe sắp xảy ra do ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu.

Ngân hàng Thế giới đã phê duyệt khoản tài trợ trị giá 250 triệu đô la để hỗ trợ Bangladesh tăng cường quản lý môi trường và khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư xanh.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
Người Hùng Xí Nghiệp - SCTV9
Truy Tìm Bằng Chứng 2
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -SCTV bùng nổ Quý 3/2024 với ưu đãi nhân đôi