Trại chăn nuôi hộ ông Lê Giáp Tý, thôn Thanh Xuân, xã Hóa Quỳ , huyện Như Xuân (Thanh Hóa). Trong quá trình hoạt động đã ngang nhiên thải trực tiếp ra môi trường, bất chấp tính mạng người dân.
Nhận được phản ánh, nhóm PV Môi trường và Đô thị đã có mục sở thị tại khu vực chăn nuôi cũng như xả thải của hộ gia đình ông Lê Giáp Tý tại thôn Thanh Xuân, xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân. Theo quan sát, một khu trang trại rộng chừng hơn 3.000m2, đi dọc về phía sau trang trại men theo rừng keo và đường ống xả thải của hộ gia đình ra môi trường. Một lượng nước thải lớn, đen, bốc mùi hôi thối từ phân lợn đang được trang trại thải ra từ quá trình chăn nuôi. Khu vực xả thải nước đen chảy lênh láng khắp khu trồng keo của hộ ông Lê Giáp Tý đã nhận chuyển nhượng của hộ ông Lê Danh Hùng từ năm 2014. Đứng ở xa cũng thấy mùi hôi thối của phân lợn bốc lên gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường, tới cuộc sông của người dân nơi đây.
Một lượng nước thải lớn, đen, bốc mùi hôi thối từ phân lợn đang được trang trại thải ra từ quá trình chăn nuôi. Khu vực xả thải nước đen chảy lênh láng khắp khu trồng keo. |
Một số hộ dân sống ở quanh khu vực này chia sẻ: “Từ khi có trang trại về hoạt động môi trường ở đây bị ô nhiễm. Hộ ông Tý thải trực tiếp nước thải phân lợn chưa qua xử lý gây mùi hôi thối khó chịu lắm”.
Trao đổi với ông Lê Phúc Hải, Chủ tịch xã Hóa Quỳ cho biết: “Đúng là trên địa bàn có hộ chăn nuôi lợn của gia đình ông Lê Giáp Tý, thôn Thanh Xuân gây ô nhiễm môi trường. Sau khi nhận được phản ánh, ngày 19/8 UBND xã đã thành lập đoàn đi kiểm tra do ông Lê Văn Lập, PCT xã làm Trưởng đoàn, có ông Lê Đình Tuấn cán bộ địa chính xã cùng địa diện thôn, hộ gia đình ông Lê Giáp Tý. Biên bản nêu rõ: Trong quá trình kiểm tra thực thế tại trang trại chăn nuôi lợn của ông Lê Giáp Tý thôn Thanh Xuân. Chúng tôi phát hiện hộ gia đình có thải chất thải chăn nuôi ra môi trường nhưng chưa qua xử lý. Gia đình ông đã vi phạm vào Điều 7 của luật bảo vệ môi trường . Những hành vi nghiêm cấm và Điều 30 Nghị Định 14/2021 CP xử phạt hành chính. Trang trại thải chất thải ra 5 hồ chứa cách trang trại khoảng 300 m. Qua kiểm tra cho thấy có mùi thối bốc lên , nước thải có màu đen. Biện pháp khắc phục, yêu cầu trang trại phải xây dựng hệ thống lọc chất thải theo đúng quy chuẩn của luật bảo vệ môi trường. Làm thêm các hồ chứa chất thải để khi nước thải ra môi trường phải đảm bảo vệ sinh môi trường không ô nhiễm môi trường nước. Thời gian thực hiện trong vòng 30 ngày 20/8-20/9/2021.
Chất thải từ trang trại lợn có mùi hôi thối nồng nặc khắp cả một vùng. |
Trao đổi với cán bộ quản lý trang trại phân trần: “Bọn em chỉ là quản lý chăn nuôi thuê thôi chứ không biết gì về các thủ tục đất đai. Còn việc ô nhiễm môi trường là có khu đất mà trang trại thải ra là đất nhà anh Tý luôn nhận chuyển nhượng người dân lâu rồi. Bây giờ đang vướng gì ấy nên chưa thể xây dựng được hệ thống nước thải”.
Trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Đức Đồng, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân cho biết: “Huyện cũng đã nhận được thông tin về trang trại gây ô nhiễm môi trường. Hôm trước cũng có đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên môi trường lên kiểm tra và có văn bản báo cáo tỉnh rồi chú. Có gì anh thông tin sau anh đang bận họp chút”.
Theo tìm hiểu, trang trại hộ gia đình ông Lê Giáp Tý được UBND huyện Như Xuân chấp thuận đăng ký bảo vệ môi trường (Thông báo số 31/TB-UBND ngày 15/5/2015), hoạt động trên khu đất của hộ gia đình đã được UBND huyện Như Xuân cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 3.000m2, quy mô chăn nuôi 950 con lợn thịt, nuôi gia công cho Công ty CP Việt Nam và đi vào hoạt động năm 2014.
Việc ô nhiễm môi trường là có khu đất mà trang trại thải ra là đất nhà anh Tý luôn nhận chuyển nhượng người dân lâu rồi, Quản lý trang trại phân trần! |
Được biết ngày 20/8 đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa gồm ông Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, ông Tống Văn Doãn, Phó Ban kiểm soát ô nhiễm môi trường Chi cục bảo vệ môi trường…Đại diện UBND huyện Như Xuân, UBND xã Hóa Quỳ tham gia đoàn kiểm tra. Qua quá trình kiểm tra đoàn cho trang trại nuôi lợn hết 30/10, sau đó phải dừng hoạt động chăn nuôi, không tái đàn. Trong thời gian dừng hoạt động yêu cầu trang trại rà soát, đầu tư đầy đủ các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đảm bảo đúng quy định. Sau khi hoàn thành, có văn bản báo cáo UBND huyện Như Xuân để được xem xét, chấp thuận mới được phép hoạt động trở lại.
Thiết nghĩ các cơ quan ban ngành tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Như Xuân cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa mang lại môi trường trong sạch cho người dân nơi đây.
Nguồn: moitruongvadothi.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.