Chủ tịch CLB Becmaex Bình Dương Hồ Hồng Thạch nói: “ Trong nhiều năm qua chúng tôi biết VPF cũng có những khó khăn trong việc bán bản quyền truyền hình và khai thác thương mại hình ảnh quảng cáo trong giải đấu V-League. Cho dù bóng đá Việt Nam đã khởi sắc nhờ thành tích của đội tuyển quốc gia và các đội trẻ trên đấu trường khu vực và thế giới nhưng cách nâng tầm chất lượng và cách tiếp thị đưa đến tay người tiêu dùng sản phẩm V-League vẫn còn nhiều hạn chế. Lẽ ra VPF thay vì làm một mình thì nên tận dụng sự chung sức của các CLB để xây dựng lại bộ mặt của V-League cho thật tốt nhằm lấy lại đúng giá trị và nâng tầm ảnh hưởng như Thái -League hoặc các giải VĐQG khác”.
Theo ông Thạch, bản quyền truyền hình trong bóng đá chuyên nghiệp chính là nguồn thu lớn nhất và quan trọng nhất cùng với bán vé, quảng cáo và hình ảnh thương mại là có thể nuôi sống phần nào cả làng bóng nói chung và từng CLB nói riêng, có sức ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp và sự tồn tại của các CLB. Nó như một món hàng thiết yếu, mang lại lợi nhuận cao như các giải VĐQG châu Âu năm rồi vi đại dịch không đón khán giả đến sân bị mất một phần doanh thu về người xem. Nhưng đổi lại họ vẫn được tạo cơ hội ra sân thi đấu và vẫn được chia tiền bản quyền truyền hình đủ để tái đầu tư phần nào cho mùa này. Thế nhưng bóng đá Việt Nam thì để cập đến bản quyền truyền hình như một thứ xa xỉ, như một loại “trứng luộc” chứ không phải là “con gà đẻ trứng vàng”.
Nguyên nhân chính là do V-League chưa được VPF chăm chút để nâng cao chất lượng và hình ảnh từ giải đấu đến từng CLB. Bộ máy VPF vẫn thiếu những con người thực sự chuyên nghiệp với tư duy coi bóng đá là một ngành công nghiệp, vì vậy nên bán giá trị thương quyền của giải đấu quá thấp, không tương xứng.Từ đó các CLB gần như không được khai thác một điều gì từ bản quyền truyền hình. Ông Thạch khẳng định không riêng Becamex Bình Dương mà rất nhiều CLB có tiềm lực khác của V-League cũng rất sốc khi bị VPF nắm giữ bản quyền ‘ấn’ cho CLB phải phối hợp thi hành mà tiền chia lại được đánh đồng chung với số lượng 50% bảng quảng cáo trên sân rất bèo bọt.
VPF họp trực tuyến với các CLB ngày 24.8
|
Cụ thể ông Thạch cho biết CLB Becamex Bình Dương nhận cả mùa chỉ 700-800 triệu đồng cho 20 đến 26 trận V-League, một số trận Cúp và phải giao cho VPF toàn quyền truyền hình cũng như khai thác 40 bảng quảng cáo trên sân. Tính ra CLB chỉ nhận lại được khoảng trên dưới 25 triệu đồng/ trận, trong khi lệ phí đóng góp cho VPF thì 500 triệu đồng. Nghĩa là nguồn thu thực nhận chẳng đáng là bao nhưng bị mất quá nhiều quyền lợi trên sân.
Trong buổi họp trực tuyến ngày 24.8, ông Hồ Hồng Thạch đề nghị: “VPF nên có cuộc làm việc lại với các CLB về công tác tài chính, minh bạch thu chi, xây dựng thương quyền hình ảnh quảng cáo một cách rõ ràng, chia sẻ và đảm bảo quyền lợi cho CLB trong mùa bóng tới cũng như nên trao lại việc khai thác bản quyền truyền hình trong các trận đấu của CLB cho chính CLB để giảm thiểu gánh nặng tài chính trong điều kiện dịch bênh còn phức tạp, việc đón khán giả đến sân chưa chắc đã thực hiện được. Giữa VPF và CLB sẽ có tính toán lại sao cho phù hợp về tỉ lệ ăn chia, số lượng bảng quảng cáo nhưng phải đảm bảo phát huy vai trò làm chủ của các CLB để họ tự nuôi sống phần nào bộ máy con người của mình, không nên đẩy CLB vào thế phụ thuộc và tồn tại một cách chật vật từ cách làm chưa chuyên nghiệp của VPF. Còn nếu VPF bán được V-League với giá cao, trang trải lại 1 phần cho các CLB thì nên công khai làm sớm, nếu không thì phải chung sức, đồng lòng chia sẻ với các CLB để tránh thiếu nguồn thu hợp lý hỗ trợ một cách ổn định lâu dài cho CLB”.
CLB Becamex Bình Dương (phải) và HAGL hoàn toán có thể sống tốt nếu được khai thác bản quyền truyền hình
|
Ngoài chuyện bản quyền truyền hình, ông Thạch còn đề nghị VPF phải họp định kỳ với các CLB một mùa bóng ít nhất 3 lần vào đầu, giữa và gần cuối giải để cùng nhau tương tác, hỗ trợ nhau đưa V-League vươn tầm, tránh chuyện né tránh như vừa qua, đợi khi Ban chấp hành VFF chỉ đạo thì mới tổ chức họp là không hay. Bản nghị quyết các cuộc họp cũng phải gửi các CLB xem trước, có gì cần điều chỉnh, thay đổi rồi thống nhất mới trình lên VFF, như thế mới dân chủ và công bằng.
{C}
{C}