Chính phủ vừa ban hành Nghị định 81/2021/NĐ-CP về cơ chế thu chi, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực đào tạo. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15.10 và thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP mà Chính phủ ban hành năm 2015.
Năm học 2021 – 2022: Mức học phí cao nhất 5,05 triệu đồng/tháng
Theo Nghị định 81, mức trần học phí năm học 2021 – 2022 đối với các ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học công lập được áp dụng bằng mức trần học phí của các cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước quy định áp dụng cho năm học 2020 – 2021.
Đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được quy định từ 980.000 đến 1,43 triệu đồng/tháng.
Cụ thể như sau:
Mức trần học phí cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ 2,05 – 5,05 triệu đồng/tháng.
Cụ thể như sau:
Từ 2022 – 2023, học phí khối ngành y dược sẽ tăng 71%
Từ năm học 2022 – 2023 đến năm học 2025 – 2026, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (còn gọi là trường chưa tự chủ) được quy định theo từng khối ngành với mức từ 1,2 – 3,5 triệu đồng/tháng.
Nếu chỉ so sánh trong phạm vi từ năm học 2022 – 2023 trở đi thì mức trần học phí hàng năm của từng khối ngành chỉ tăng trong khoảng trên dưới 13% so với ngay năm học trước đó (trừ khối ngành VII năm học 2023 – 2024 tăng 25% so với năm học 2022 – 2023).
Tuy nhiên, nếu so với mức học phí năm học 2021 – 2022 thì học phí năm học 2022 – 2023 tăng vọt (trừ khối ngành II, nghệ thuật). Đặc biệt khối ngành VI.2 (y dược), tăng 71,33%, nghĩa là đang ở mức trần 1,43 triệu đồng/tháng tăng lên thành 2,45 triệu đồng/tháng. Các khối ngành còn lại (trừ khối ngành II) hầu hết đều tăng mức hơn 20 đến gần 30%, riêng khối ngành IV (khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, mức tăng vừa phải hơn, 15,35%).
Cụ thể mức trần học phí và tỷ lệ tăng học phí của năm sau so với năm trước từ năm học 2022 – 2023 với các trường đại học công lập chưa tự chủ chi thường xuyên như sau:
Bảng so sánh mức tăng trần học phí đại học các trường chưa tự chủ theo từng năm
|
Học phí trường tự chủ: cao gấp 2 đến 2,5 lần trường chưa tự chủ
Với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí các trường chưa tự chủ nêu trên, tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.
Với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí các trường chưa tự chủ nêu trên, tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.
Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn Bộ GD-ĐT quỵ định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí cùa chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế, kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.
Học phí học trực tuyến được thu bằng học trực tiếp
Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các cơ sở giáo dục đại học công lập được xác định bằng mức trần học phí đào tạo đại học với trường chưa tự chủ nhân hệ số 1,5 đối với đào tạo thạc sĩ, nhân hệ số 2,5 đối với đào tạo tiến sĩ, tương ứng với từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.
Mức học phí đào tạo hình thức vừa làm vừa học; đào tạo từ xa được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng.
Trường hợp học trực tuyến (học online), cơ sở giáo dục đại học xác định mức thu học phí trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí của cơ sở giáo dục đại học tương ứng từng khối ngành theo mức độ tự chủ.
Mức học phí đối với các chương trình giáo dục thường xuyên; dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận phù hợp với ngành, lĩnh vực đào tạo của mỗi cơ sở theo quy định của pháp luật được các cơ sở giáo dục tính toán, quy định mức thu theo sự đồng thuận giữa người học và cơ sở giáo dục.
Mức học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác được áp dụng thu theo thỏa thuận chi phí giữa cơ sở giáo dục và người học.
Người đứng đầu cơ sở đào tạo chủ động quy định học phí của đơn vị mình
Căn cứ vào quy định trần học phí tương ứng với từng năm học, đặc điểm tính chất đơn vị, yêu cầu phát triển ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo và điều kiện thực tiễn, giám đốc các đại học quốc gia, đại học vùng, thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động quy định mức thu học phí cụ thể đối với các đơn vị, chương trình đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước quản lý trực tiếp thì thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học quy định mức thu học phí từng năm học theo từng ngành đào tạo nhưng không vượt quá mức trần học phí như đã quy định với trường chưa tự chủ.
Ngân sách nhà nước cấp bù học phí cho người học thuộc diện được miễn, giảm học phí đang học tại các cơ sở giáo dục đại học do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước trực tiếp quản lý theo mức trần học phí tương ứng với ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.
Các cơ sở giáo dục đại học công lập được quy định mức học phí đối với các trường hợp học lại. Mức học phí học lại tối đa không vượt quá mức trần học phí đã được quy định phù hợp với từng loại hình đơn vị. Trường hợp tổ chức học riêng theo nhu cầu người học thì theo thỏa thuận giữa người học và cơ sở giáo dục đại học công lập trên cơ sở tính đủ chi phí.
Sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh là người nước ngoài đang theo học tại cơ sở giáo dục đại học công lập nộp học phí theo mức thu do cơ sở giáo dục đại học quy định hoặc theo hiệp định, thỏa thuận hợp tác với phía nước ngoài.