Tuesday, November 26, 2024

Trung Quốc ‘mở biên’: Làm sao để phát triển du lịch, an toàn phòng dịch?

Ngày 8/1 tới đây sẽ đánh dấu kết thúc hơn 1.000 ngày Trung Quốc đóng cửa hoàn toàn biên giới để chiến đấu với dịch bệnh COVID-19. Theo đó, nước này sẽ dỡ bỏ các yêu cầu kiểm dịch đối với du khách quốc tế từ ngày 8/1 để chuyển sang giai đoạn “sống chung với virus”. Đây là tin vui đối với ngành du lịch thế giới, trong đó có Việt Nam. Chiếm tới 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn trước dịch, việc thiếu vắng khách Trung Quốc đã để lại khoảng trống khó lấp cho thị trường du lịch Việt Nam. Nhưng điều này sẽ sớm thay đổi, và các doanh nghiệp du lịch Việt đang tích cực chuẩn bị cho sự kiện mở cửa này.

Nhiều doanh nghiệp lữ hành bày tỏ vui mừng khi có thể sắp đón khách Trung Quốc trở lại. Hiện đơn vị này đang hoàn thành khâu chuẩn bị đón những vị khách Trung Quốc ngay từ tháng 1. Ưu tiên lớn nhất là đảm bảo công tác phòng dịch . Khách Trung Quốc có đặc thù là thích du lịch ở những điểm nghỉ dưỡng biển. Tuy nhiên, sau dịch, khách không đi đoàn lớn nên việc điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ là cần thiết đối với các doanh nghiệp lữ hành.

Trước dịch, mỗi tuần có 600 chuyến bay kết nối 48 điểm đến tại Trung Quốc với 5 điểm đến tại Việt Nam, theo Cục Hàng không Việt Nam. Đầu tháng 12, nhiều chuyến bay thường lệ Việt Nam – Trung Quốc đã được khôi phục. Nếu đúng kế hoạch, số chuyến bay từ ngày 26/3 sẽ đạt trung bình 60 – 70 chuyến đi và đến mỗi ngày.

Theo ước tính, mỗi ngày Trung Quốc vẫn có gần 40 triệu người mắc COVID-19. Việc mở cửa biên giới, khai thông đi lại đồng thời mang theo nguy cơ lây lan dịch bệnh. Do đó, làm sao để an toàn phòng dịch cũng là vấn đề được đặt ra, đặc biệt với các tỉnh có biên giới giáp Trung Quốc.

Theo nghiên cứu của ngành du lịch, trong khoảng 1 thập kỷ qua, Trung Quốc là nguồn khách du lịch quốc tế quan trọng với khu vực châu Á và thế giới. Trung Quốc giữ vị trí số 1 thế giới về mức chi tiêu cho đi du lịch nước ngoài.

Theo số liệu Tổ chức Du lịch thế giới và Trung tâm Nghiên cứu kinh tế du lịch toàn cầu đã công bố năm 2018, chi tiêu của khách Trung Quốc đi nước ngoài đạt 277 tỷ USD, chiếm hơn 50% tổng chi tiêu cho du lịch quốc tế của khu vực châu Á, chiếm 20% tổng chi tiêu cho du lịch quốc tế của thế giới.

Khách du lịch Trung Quốc có mức chi tiêu bình quân chuyến đi cao, đạt 1.850 đô la Mỹ /chuyến đi. Với mức chi tiêu này, Trung Quốc nằm trong nhóm đầu các nước nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sau Australia (3.370 USD/chuyến) và Singapore (2.440 USD/chuyến). Lượng người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài tăng từ 10,5 triệu lượt (năm 2000) lên 150 triệu lượt (năm 2018). Mức tăng trưởng bình quân đạt 16%/năm.

Thời điểm trước dịch năm 2019, trong số 18 triệu khách quốc tế đến Việt Nam thì có tới khoảng 6 triệu khách Trung Quốc. Chỉ riêng các tỉnh miền Trung mỗi ngày có thể đón khoảng 50-70 chuyến charter đưa khách Trung Quốc tới.

Chúng ta có quyền hy vọng không khí sôi động đó sớm trở lại. Dù tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều nguy cơ, nhưng nghiên cứu mới nhất cho thấy toàn thế giới đã tiệm cận đến ngưỡng COVID-19 được xem là bệnh đặc hữu. Khắc phục nguy cơ, nắm bắt cơ hội, thúc đẩy ngành du lịch phục hồi tại các thị trường trọng điểm là con đường hữu hiệu để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế, trong bối cảnh dự báo kinh tế Việt Nam và thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023.

Ông Vũ Thế Bình – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ cùng bàn luận để làm rõ hơn về vấn đề này.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img