Monday, November 25, 2024

Bán không được, nhiều nông dân nhổ rau, bỏ đất trống



Rau sản xuất bán không được, nhiều nông hộ ở TP.Đà Lạt đành để đất trống, chờ tình hình chống dịch Covid-19 ở TP.HCM sau ngày 15.9 mới tính tiếp.

Bán không được, nhiều nông dân nhổ rau, bỏ đất trống

 

Suốt 3 tháng qua, nhiều nông hộ sản xuất rau ở TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) không bán được hàng nên phải cho các nhóm thiện nguyện thu hoạch để giúp TP.HCM và các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16  phòng chống dịch Covid-19. Có những hộ đành phải cuốc bỏ hoặc cày làm phân xanh.
 
Bán không được, nhiều nông dân nhổ rau, bỏ đất trống

Nhiều diện tích đất bỏ trống vì nông dân Đà Lạt không dám xuống giống

Cuốc bỏ cả vườn xà lách

Ngày 1.9, tại tổ Đa Thiện, P.8 (Đà Lạt), vợ chồng bà Nguyễn Thị Mỹ Hà đang cuốc bỏ vườn rau xà lách cô rôn. Bà Hà cho biết: “Vườn rau cô rôn diện tích 2.500 m2, tiền mua giống 4,5 triệu đồng cộng thêm tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thêm 10 triệu đồng nữa, tổng vốn đầu tư 14,5 triệu đồng, chưa tính tiền công và điện nước tưới”. Vì đầu ra không có, nên phải cuốc bỏ. Bà Hà không dám xuống giống nữa, vì sợ mất vốn.

Bán không được, nhiều nông dân nhổ rau, bỏ đất trống

Cuốc bỏ vườn rau cô rôn vì bán không được

Tương tự, ông Nguyễn Tường Thanh (Đa Thiện 2, P.8) có gần 3 sào tần ô và lô lô, bình thường bán được hơn 30 triệu đồng, nhưng do dịch phải tặng cho nhà chùa giúp người khó khăn, một phần ông bán rẻ chỉ được 3 triệu đồng, chưa đủ tiền hạt giống. Hiện nay ông Thanh đang để đất trống vì lo xuống giống sẽ tiếp tục thua lỗ.

Bán không được, nhiều nông dân nhổ rau, bỏ đất trống

Bà Thu bên thửa đất bỏ trống suốt 2 tháng qua

Cùng tình cảnh, vợ chồng ông Nguyễn Quang Hưng (ngụ đường Nguyên Phi Ỷ Lan, P.7) có hơn 1,5 ha chuyên trồng các loại rau xà lách lô lô và tần ô. Trong 3 tháng qua ông Hưng gieo trồng 2 lần đều không bán được hàng nên phải cho các nhóm thiện nguyện, cho nhà thờ tới thu hoạch giúp. Ông Hưng cho biết, do rau làm ra không bán được nên thất thu trên 200 triệu đồng.

Bán không được, nhiều nông dân nhổ rau, bỏ đất trống

Nông dân cày đất sau khi các nhóm từ thiện thu hoạch xong

Bà Vương Thị Mộng Thu (ngụ khu Nguyễn Siêu, P.7) cho biết: “Hai tháng nay tôi để đất trống, tháng 6 tôi có lứa hàng mà bán không được, tôi cho nhóm từ thiện, còn rau già quá tôi phá bỏ”. Tương tự, anh em ông Nguyễn Quốc Khẩn, Nguyễn Quốc Khánh (ngụ Thánh Mẫu, P.7) cũng bỏ không hơn 5 sào đất, vì 2 lứa hàng bán không được, đành cho các nhóm từ thiện.

Hồi hộp chờ sau ngày 15.9

Anh Diệp Phú Cường (đường Công Chúa Ngọc Hân, P.7), đang canh tác hơn 6 sào rau củ quả các loại. Anh Cường cho biết, suốt 3 tháng qua khoảng 50% sản phẩm không bán được phải tặng các nhóm từ thiện giúp các hoàn cảnh khó khăn, hoặc đổ bỏ; 50% còn lại bán được nhưng giá rẻ không đủ chi phí đầu tư.

Bán không được, nhiều nông dân nhổ rau, bỏ đất trống

Anh Diệp Phú Cường bên vườn cà chua đang hồi hộp chờ sau ngày 15.9 nông sản sẽ trôi chảy

Khi PV hỏi anh có bán được cho chương trình hỗ trợ TP.HCM 5.000 tấn nông sản? Anh Cường cho biết: “Nghe vậy thôi. Muốn bán phải thông qua bên Hội Nông dân đăng ký, khai báo, quy trình khá phức tạp, rườm rà nên gia đình không bán được cây nào theo chương trình Nhà nước hỗ trợ”. Anh Cường cho biết thêm, suốt 2 tháng qua anh bỏ đất trống khoảng 3 sào, đang chờ sau ngày 15.9 nếu TP.HCM hết giãn cách bán được rau mới xuống giống.
Còn ông Trần Minh Khuê (Thánh Mẫu, P.7), cho biết ông có đăng ký  bán theo chương trình hỗ trợ nhưng đến nay chưa bán được gì. Trong 3 tháng qua, cứ đầu tư xuống giống là mất vốn, không có thu. Hiện ông xuống giống 2 sào tần ô và đang hy vọng tới ngày 15.9 sẽ bán được rau, còn không thì cho làm từ thiện như những lần trước. Theo ông Khuê, nông dân Đà Lạt bị thiệt hại rất nhiều do dịch Covid-19, nhưng chưa thấy có chính sách hỗ trợ cho bà con.
Ông Vũ Huy Thêm, chủ doanh nghiệp Thêm Hương (đường Nguyên Tử Lực, P.8), cho biết bình thường để chủ động nguồn hàng ông hợp đồng với hàng chục nông hộ gieo trồng tần ô, lô lô, ông cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm. Mỗi ngày ông tiêu thụ từ 10 – 12 tấn rau các loại, nay do dịch Covid-19 nên chỉ tiêu thụ được từ 1 – 2 tấn/ngày. Số rau còn lại ông tặng cho các nhóm thiện nguyện, nhà thờ, nhà chùa thu hoạch gởi về giúp vùng dịch. Gần 4 tháng qua ông thua lỗ gần 3 tỉ đồng do rau làm ra không bán được. Ông Thên cũng hy vọng sau ngày 15.9 thị trường rau củ sẽ trôi chảy.

Bán không được, nhiều nông dân nhổ rau, bỏ đất trống

Củ cải đỏ không bán được nông dân đành phải đổ bỏ

Từ ngày 22.8 đến 15.9, tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ TP.HCM 5.000 tấn rau củ quả các loại (mỗi ngày 50 tấn), riêng TP.Đà Lạt đảm nhận cung ứng cho TP.HCM 1.250 tấn. Ngày 31.8, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Đình Thiện, Phó phòng Kinh tế Đà Lạt, cho biết để thực hiện kế hoạch này, ngoài việc chi ngân sách để thu mua (giá không quá 6.000 đồng/kg rau, củ), thành phố giao cho mỗi phường, xã trên địa bàn vận động hỗ trợ bằng rau củ quả với số lượng 33 tấn/đơn vị, hoặc hỗ trợ bằng tiền tương đương 6.000 đồng/kg. Việc thu mua rau ưu tiên cho 2 xã Trạm Hành và Xuân Trường đang thực hiện giãn cách xã hội phòng dịch theo Chỉ thị 16 và những hộ gặp khó khăn. Cũng theo ông Thiện, theo hướng dẫn của tỉnh Lâm Đồng, trên mỗi chuyến xe phải có ít nhất 5 mặt hàng chất lượng gồm rau củ quả. Do đó, trên mỗi chuyến xe chỉ có 10% rau lá.

 

 

 

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.



PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img