Phát biểu tại Diễn đàn trực tuyến, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư cùng với các đợt giãn cách liên tiếp đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là các địa phương phía Nam.

“Đã đến lúc các doanh nghiệp tái thiết kế các phương thức kinh doanh”

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn.

Trung bình mỗi tháng có gần 11.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Có thể nói, trải qua những tác động của dịch COVID-19 từ năm 2020 đến nay, các doanh nghiệp vốn đã bị tổn thương lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các nguồn lực dự trữ đang cạn dần trong khi thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm. 

Theo Phó chủ tịch VCCI, đáng lo hơn, đợt dịch này đã xâm nhập và tác động tiêu cực tới các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung lượng lớn người lao động, nhất là ở các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi lao động, sản xuất quy mô lớn, ảnh hưởng lớn đến kinh tế địa phương và cả nước…

“Đã đến lúc các doanh nghiệp tái thiết kế các phương thức kinh doanh”

Từ trái qua: ông Trịnh Minh Anh, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế; ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI; ông Phạm Ngọc Tuấn – TBT Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.

Cung cấp thêm thông tin tại toạ đàm, ông Phòng nhấn mạnh để tiếp sức cho doanh nghiệp, mới đây, VCCI đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý dự án Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về một số giải pháp thu ngân sách, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trước tác động của Covid-19. Nhiều đề xuất được đề nghị bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi và quy mô khoản hỗ trợ từ ngân sách cho các doanh nghiệp.

Đồng thời kiến nghị, các chi phí về phòng chống, dịch bệnh của doanh nghiệp để duy trì sản xuất, nhất là trong thời kỳ giãn cách tại một số địa phương theo Chỉ thị 16 cần được coi là khoản hỗ trợ từ ngân sách, được khấu trừ trong các khoản nộp ngân sách kỳ tiếp sau.

Chính phủ cũng có nhiều chính sách linh hoạt để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt không để đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất cho doanh nghiệp, chuỗi cung ứng hàng hóa cho nền kinh tế.

?”, ông Phòng nói.

“Đã đến lúc các doanh nghiệp tái thiết kế các phương thức kinh doanh”

Đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp tham gia chương trình qua Zoom

Trả lời câu hỏi này, theo ông Phòng, ngoài những giải pháp của Chính phủ, các địa phương, đã đến lúc chính các doanh nghiệp phải tính đến câu chuyện tái thiết kế các phương thức kinh doanh, tìm kiếm khả năng kinh doanh mới, tái cơ cấu doanh nghiệp, tìm cách thức quản trị mới để sống chung, sống an toàn trong môi trường biến đổi này.

Ông Phòng nhấn mạnh, tùy theo quy mô, mỗi doanh nghiệp sẽ có những mô hình phù hợp để giữ cho doanh nghiệp an toàn với COVD-19 song các mô hình đều phải tuân thủ nguyên tắc chủ động, từ lãnh đạo cao nhất đến toàn thể nhân viên cần nhận thức rõ và đồng lòng cùng tham gia phòng, chống dịch. Bởi lẽ nếu chỉ tập trung mục tiêu sản xuất, khi có dịch bệnh xảy ra, công ty sẽ bị thiệt hại nặng nề hơn.

Để vượt qua thách thức hiện tại, ông Phòng cho rằng nhiều doanh nghiệp đã quan tâm chuyển đổi mô hình hoạt động, số hóa trong các khâu vận hành, quản lý, khai thác, giao nhận vận tải và tạo nên những làn sóng lan tỏa trên thị trường.
Rất nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực như bán lẻ, dịch vụ… đã chuyển từ kênh kinh doanh truyền thống sang thương mại điện tử.

“”, Phó chủ tịch VCCI nhấn mạnh.