Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện ra nhiều bất cập trong việc quản lý, dẫn tới một thực trạng đáng lo ngại cả về môi trường sống cũng như suy giảm nguồn tài nguyên.
Quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong: Quản lý chưa đồng bộ, thiếu giám sát
Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện ra nhiều bất cập trong việc quản lý, dẫn tới một thực trạng đáng lo ngại cả về môi trường sống cũng như suy giảm nguồn tài nguyên.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, số lượng nước sông Mekong từ thượng nguồn về Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2020 giảm 157 tỷ m3 (so với năm 2011). Cùng với đó, lượng phù sa bùn cát giảm tương ứng 14 triệu tấn (37%) so với năm 2017, số lượng nước giảm 22 tỷ m3 so với năm 2019 (giảm 157 tỷ m3 so với năm 2011); 1,5 triệu ha đất đã bị suy thoái chất lượng do giảm độ phì.
Mặt khác, tình trạng xâm nhập mặn đã gây thiệt hại đến khoảng trên 500.000 ha diện tích cây trồng và khiến 486.000 hộ bị thiếu nước sinh hoạt; 2.158 vụ sạt lở (thiệt hại ước tính 1.079 tỷ đồng)…
Báo cáo cũng chỉ ta trữ lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên sụt giảm 12.644 tấn (ước tính 770 tỷ đồng). Chất lượng nước tại nhiều con sông, kênh, rạch đều ghi nhận tình trạng ô nhiễm và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến gần 85.000 ca bệnh của con người (theo thống kê của ngành y tế trong giai đoạn 2016-2020).
Theo Kiểm toán Nhà nước, các con số trên cho thấy công tác quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước, quy hoạch tài nguyên nước của lưu vực sông và nguồn nước liên tỉnh, nội tỉnh là chưa kịp thời.
Công tác giám sát, kiểm soát hoạt động của cơ quan quản lý thiếu sự đồng bộ, chưa đảm bảo kết nối từ Trung ương đến địa phương.
Mục tiêu của cuộc kiểm toán là nhằm đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước (tài nguyên nước) và việc tuân thủ các cam kết quốc tế của Chính phủ Việt Nam trong quản lý, sử dụng và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Mekong, gắn với việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững.
“Đến năm 2030, thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông, bao gồm cả nguồn nước xuyên biên giới thông qua hợp tác quốc tế” đồng thời chú trọng đến việc xem xét, xác định các ảnh hưởng, tác động tiêu cực do việc suy giảm nguồn nước sông Mekong tại Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020.
Tại nhiều địa phương, tình trạng xả nước thải vào nguồn nước có dấu hiệu ô nhiễm vẫn diễn ra trong khi lại chưa có sự thống nhất giữa các đơn vị về biện pháp xử lý, giảm thiểu tác động trong quá trình thẩm định, cấp phép.
Về việc triển khai Hiệp định Mê Kông 1995 của các quốc gia, kết quả kiểm toán chỉ rõ: Đến nay, mới có 4/6 quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Kông ký kết Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông 1995 (MRC). Các điều khoản cụ thể để giải quyết tranh chấp, bất đồng giữa các thành viên MRC trong việc sử dụng công bằng và hợp lý nguồn nước lưu vực sông Mê Kông còn thiếu…
Bên cạnh đó, việc thực hiện 5 thủ tục của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (trao đổi và chia sẻ thông tin, số liệu; thông báo, tham vấn trước và thỏa thuận; duy trì dòng chảy trên dòng chính; giám sát sử dụng nước; chất lượng nước) chưa thực sự đồng bộ và được cập nhật thường xuyên. Việc giám sát sử dụng nước chưa triển khai toàn diện; việc thực hiện tham vấn đối với các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên dòng chính còn gặp một số vướng mắc…
Từ kết quả kiểm toán trên, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan đến việc thực hiện Hiệp định Mê Kông 1995 nghiên cứu, trao đổi, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ đề xuất Ủy hội sông Mê Kông quốc tế.
Theo đó, xây dựng văn bản/hướng dẫn kỹ thuật về giám sát sử dụng nước trên dòng nhánh; duy trì dòng chảy tối thiểu; đề xuất xây dựng các điều khoản, chế tài cụ thể để giải quyết tranh chấp đối với các bất đồng giữa các quốc gia thành viên trong việc quản lý và sử dụng nước lưu vực sông Mê Kông
Kiểm toán Nhà nước đề xuất thúc đẩy các thành viên MRC thực hiện chuyển giao các hệ thống quan trắc (thủy sản, sức khỏe hệ sinh thái, phù sa bùn cát…) và các quốc gia thành viên đưa vào vận hành hiệu quả các hệ thống này, nhằm đảm bảo cơ sở dữ liệu cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên toàn lưu vực sông Mekong./.
Cuộc kiểm toán Việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công gắn với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam triển khai tại 4 Bộ, ngành Trung ương gồm Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 12 tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Mê Công gồm: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh, Cà Mau, Hậu Giang, Bến Tre, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk từ ngày 03/3/2021 đến ngày 29/4/2021.
Đây là cuộc kiểm toán chung do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam – Chủ tịch Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021 – đề xuất và đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của KTNN các nước trong khu vực. Cuộc kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước Việt Nam chủ trì, với sự tham gia của 2 cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI): Thái Lan và Myanmar.
Nguồn: moitruongvadothi.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.