Những người theo đạo Thiên Chúa sử dụng nghi thức cạo đầu trọc để trở thành tín đồ tự nguyện của Đức Chúa Trời. Nghi thức này thịnh hành trong Công giáo, đặc biệt là trong các tu viện thời Trung cổ. Tuy nhiên, theo sắc lệnh của Giáo hoàng năm 1972, nghi thức này đã bị bãi bỏ.
Trong Bách khoa toàn thư thần học, linh mục Thomas Aquinas cho biết nghi thức cạo đầu thường chỉ được thực hiện đối với các tu sĩ nam giới, còn các nữ tu chỉ cần đội khăn trùm đầu chứ không cần cạo đầu.
Thu Hiền – top 5 chương trình Vietnam’s Next Top Model 2010
|
Trong tiếng Trung Quốc, nghi thức “cạo đầu” được gọi là Tiễn phát lễ (剪髮禮), còn người Anh và Pháp thì gọi là tonsure. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ chữ amidura trong tiếng Latinh, nghĩa là “xén” hoặc “xén lông”. Vào thời Trung cổ, nghi thức cạo đầu bắt nguồn từ lệnh Torah, các môn đồ của Chúa Giê-su phải cạo tóc quanh hai bên đầu. Riêng các nhà thờ ở phương Đông thì giáo sĩ phải cạo trọc đầu hoàn toàn. Một số dòng tu như Carthusians và Trappists thì cạo trọc nhưng để lại một vòng tóc ngắn quanh đầu, đôi khi được gọi là “vương miện tu viện”. Ngày nay trong Chính thống giáo Đông phương và các Giáo hội Công giáo Đông phương theo Nghi thức Byzantine thì có ba kiểu cạo đầu: báp-têm (baptismal) tu sĩ và giáo sĩ, trong đó bao gồm luôn việc cạo chừa bốn lọn tóc theo hình cây thánh giá.
Đối với Ấn Độ giáo, việc cạo đầu là một trong ba nghi thức của cuộc sống cá nhân. Nghi thức đầu tiên là Chudakarana (Phạn ngữ: चूडाकरण), nghĩa đen là “nghi thức cạo đầu”, thường diễn ra trong dịp sinh nhật hoặc 3 năm đầu đời của trẻ, đánh dấu lần “xuống tóc” đầu tiên, chủ yếu để giữ vệ sinh cho trẻ; nghi thức thứ hai là cạo đầu để đánh dấu việc trẻ đi học và lần thứ ba là sau khi chết.
Vài thập niên gần đây, trong nhiều cộng đồng Ấn Độ giáo, đặc biệt là các tầng lớp thượng lưu, các góa phụ bị buộc phải thực hiện nghi thức cạo đầu, không được trang điểm, mặc quần áo đẹp và sử dụng đồ trang sức, mục đích là để hạn chế việc họ hấp dẫn đàn ông.
Trong Phật giáo, cạo đầu là một phần của nghi thức Pabbajjā, nghĩa là “xuất gia” để trở thành nhà sư hoặc ni cô. Nghi thức này bao gồm việc cạo đầu và mặt, được thực hiện thường xuyên để giữ cho đầu sạch sẽ.
Tu sĩ với vòng tóc ngắn quanh đầu, đôi khi gọi là “vương miện tu viện”
|
Ở một số quốc gia theo Phật giáo Nam tông, chẳng hạn như Myanmar, trong giai đoạn dậy thì trẻ em trai phải trải qua nghi thức pabbajjā; còn ở các quốc gia theo Phật giáo Đại thừa như Trung Quốc và Nhật Bản thì pabbajjā được thực hiện trong giai đoạn tập sự tu hành.
Đối với Hồi giáo, Đấng Muhammad cho phép cạo trọc đầu hoàn toàn, nhưng lại cấm cạo một số nơi trên đầu rồi chừa tóc mọc ở những nơi khác.
Nhìn chung, cạo đầu là một nghi thức trong Phật giáo và Ấn Độ giáo. Tuy nhiên, theo giới nghiên cứu, đặc biệt là trong quyển Hindu Saṁskāras: Nghiên cứu tôn giáo – xã hội về các Bí tích của đạo Hindu (năm 2013) của nhà văn Ấn Độ Rajbali Pandey, việc cạo đầu là một điều bình thường, đã được ghi nhận trong những văn bản tiếng Phạn có niên đại trước khi Đức Phật đản sinh.
Mốt đầu trọc có… từ thời Đại Việt?
Trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn trích quyển Sứ Giao châu thi tập của Trần Cương Trung nhà Nguyên, cho biết vào thời nhà Trần (1226 – 1400): “Con trai đầu trọc, người nào có quan chức thì trùm đầu bằng khăn xanh, nhân dân đều như sư cả”; “Lúc ở nhà để đầu trần, gặp có khách mới đội khăn, nếu đi ra ngoài thì một người mang khăn đi theo, riêng có quốc vương búi tóc, dùng lụa là phủ lấy búi tóc…”.
Như vậy mốt đầu trọc không phải là mới, bởi vì, từ thế kỷ 13 người dân nước Đại Việt (nam giới) đã biết mốt này và xem đó là điều… bình thường.
Hoa Di Linh trong cuộc thi Vietnam Idol 2015
|
Trương Vệ Kiện (diễn viên – ca sĩ Hồng Kông, Trung Quốc)
|
Ngày nay, mốt đầu trọc khá phổ biến tại Việt Nam, nhất là lúc dịch bệnh Covid -19 đang hoành hoành khiến nhiều người còn thích cạo trọc đầu… cho mát. Trên thế giới không ít nhân vật nổi tiếng cũng có cái đầu trọc lóc, điển hình như ca sĩ Sinead O’Connor ở Ireland, Trương Vệ Kiện – ngôi sao màn bạc Hoa ngữ, còn tại Việt Nam thì có Hoa Di Linh trong cuộc thi Vietnam Idol 2015, Thu Hiền (top 5 chương trình Vietnam’s Next Top Model 2010)…
{C} {C}