Saturday, January 18, 2025

Hồng Kông trước áp lực chuyển nơi cách ly thời dịch thành phòng ở

Hồng Kông, thành phố sở hữu những ngôi nhà đắt đỏ nhất thế giới, vẫn chưa có biện pháp xử lý 40.000 phòng cách ly tập trung sử dụng trong giai đoạn dịch Covid-19.

Hồng Kông trước áp lực chuyển nơi cách ly thời dịch thành phòng ở

Cận cảnh một cơ sở cách ly được hoàn tất nhanh chóng

Bên cạnh những tòa nhà chọc trời và các căn hộ nhiều triệu USD, Hồng Kông nhiều thập niên qua vẫn đối mặt thực tế khó giải quyết, đó là vấn đề nhà ở.

Giá nhà trung bình tại Hồng Kông hiện ở mức hơn 1 triệu USD/căn, thậm chí một bãi đậu xe cũng có giá xấp xỉ triệu đô. Hơn 200.000 người phải chờ ít nhất nửa thập niên mới đến lượt được mua nhà trợ cấp.

Trước tình trạng nhà cửa eo hẹp, nhiều người kêu gọi giới hữu trách chuyển đổi chức năng đối với các khu cách ly tập trung được xây dựng trong giai đoạn dịch Covid-19 và hiện trong tình trạng không sử dụng.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là “giờ phải làm gì với số nhà trên?”, theo CNN dẫn lời ông Paul Zimmerman, ủy viên hội đồng quận và đồng sáng lập tổ chức vận động quy hoạch đô thị Designing Hong Kong.

‘Tàn dư’ thời Covid và phép thử

Giới chức Hồng Kông không tiết lộ chi phí xây dựng hệ thống khu cách ly. Tuy vậy, đặc khu của Trung Quốc đã chi tổng cộng 76 tỉ USD trong 3 năm chống dịch, theo số liệu chính thức của cơ quan tài chính.

Trong khi kế hoạch nhà ở công cộng luôn được xem là vấn nạn khó giải quyết, nhiều người bất ngờ khi trong thời gian ngắn chính quyền sở tại bất ngờ “tìm được” khoảng 80 hécta đất và xây dựng 40.000 phòng tiền chế trong vài tháng.

Ông Brian Wong của Cộng đồng Nghiên cứu Liber tại Hồng Kông nằm trong số những người đặt câu hỏi tại sao chính quyền đặc khu không thể áp dụng cách tiếp cận tương tự để xử lý nhanh chóng cuộc khủng hoảng cấp bách về nhà ở.

Hồng Kông trước áp lực chuyển nơi cách ly thời dịch thành phòng ở

Hồng Kông chưa giải quyết được cuộc khủng hoảng về nhà ở

Ông Wong và những người khác cho rằng việc Hồng Kông dựa vào doanh thu từ bất động sản có nguy cơ biến quy hoạch nhà ở thành “vấn đề mang tính cấu trúc” và khó có thể giải quyết thấu đáo.

Theo ông, hệ thống khu cách ly là phép thử cho quyết tâm của chính quyền cần phải hành động và tiến hành chuyển đổi chức năng những cơ sở này thành nhà ở xã hội.

Mỗi mét vuông giá 22.250 USD

Chỉ có 3 trong số 8 khu cách ly từng được sử dụng. Số còn lại được đặt trong tình trạng sẵn sàng, phòng ngừa nguy cơ bùng nổ dịch Covid-19.

Khu lớn nhất là ở Penny’s Bay, liền kề khu vui chơi Disneyland của Hồng Kông. Nơi này chứa hơn 270.000 lượt người cách ly và sử dụng gần 10.000 phòng trong 958 ngày hoạt động trước khi đóng cửa vào ngày 1.3.

Mỗi phòng có diện tích 18,5 m2, có phòng vệ sinh, vòi tắm và giường ngủ. Một số có bếp. Dù những căn phòng này có diện tích nhỏ, nhiều người cho rằng đây là giải pháp tạm thời cho những ai không thể chi trả tiền thuê nhà đắt đỏ ở đô thị.

Theo dữ liệu của công ty bất động sản Centaline, thậm chí các căn hộ siêu nhỏ, diện tích 20 m2 hiện có giá 445.000 USD, nghĩa là mỗi mét vuông có giá 22.250 USD.

 

 

 

PHIM ĐẶC SẮC
spot_img
spot_img
spot_img
TIN MỚI NHẬN
TIN LIÊN QUAN
- Quảng Cáo -spot_img