Giảng dạy trực tuyến nếu không tính toán dễ làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, nhất là đối với học sinh hoàn cảnh khó khăn.
Khi giáo dục trực tuyến là cách lựa chọn duy nhất
|
Cần nhiều kênh giảng dạy cho học sinh
Khó khăn chồng chất khi học trực tuyến
Bộ GD-ĐT liệt kê những khó khăn trong việc tổ chức dạy học trực tuyến hiện nay, đến từ cả điều kiện khách quan và chủ quan, như: nhiều tỉnh, thành phải tổ chức dạy học trực tuyến, song do hệ thống đường truyền internet hạn chế dung lượng, phần mềm dạy học miễn phí chất lượng không tốt, nhiều HS thiếu trang thiết bị học tập.
TP.HCM thống kê sơ bộ còn thiếu 77.000 máy tính để học trực tuyến; An Giang có khoảng 50% HS tiểu học, 20 – 30% HS THCS, THPT thiếu thiết bị học trực tuyến; Sơn La có gần 70% HS chưa có thiết bị học trực tuyến, 1.635 thôn/bản/khu vực nơi ở của HS không có mạng internet; Ninh Thuận có trên 70% HS tiểu học, trên 30% HS THCS, THPT chưa có thiết bị học trực tuyến…
Tuệ Nguyễn
|
Các giải pháp hỗ trợ
Bộ GD-ĐT cho biết trước khó khăn chung của ngành GD-ĐT, nhiều địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ HS, GV như: Hà Nội huy động được hơn 2.000 máy tính, thiết bị dạy học; TP.HCM tổ chức quyên góp máy tính, điện thoại; Thừa Thiên-Huế trích ngân sách hỗ trợ thiết bị học tập; Hà Tĩnh huy động doanh nghiệp ủng hộ phương tiện học tập cho HS có hoàn cảnh khó khăn; Nghệ An cử cán bộ biên phòng đến các bản làng để hỗ trợ điện thoại và giúp đỡ HS học trực tuyến…
Các cơ sở giáo dục, GV có nhiều sáng tạo để khắc phục khó khăn như dạy học và hướng dẫn việc học qua hình thức tin nhắn, qua nhóm trên các mạng xã hội (Zalo, Facebook…); dạy học và hướng dẫn việc học qua tài liệu do GV chuẩn bị và photo gửi đến gia đình HS…
Kho học liệu của Bộ GD-ĐT đã được bổ sung bài giảng, học liệu và kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa chia sẻ dùng chung cho cả nước. Hiện nay có gần 7.000 bài giảng trực tuyến, trong đó có 1.500 video bài giảng trên truyền hình có chất lượng. Có 14 kênh truyền hình của T.Ư và địa phương thường xuyên phát chương trình ôn tập và dạy học.
Tuệ Nguyễn
|
Nguồn: thanhnien.vn
Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.
Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.
Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.